【bóng đá trưc tiếp hôm nay】Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS
LONGFORM: Chuyển đổi số - nền tảng xây dựng Hải quan thông minh,HiệnđạihóahảiquanTừVNACCSđếnHảiquansốBàiCuộccáchmạbóng đá trưc tiếp hôm nay hiện đại Hiện đại hóa hải quan: Từ Hải quan điện tử đến Hải quan số Hải quan TP Hồ Chí Minh: Tạo chuyển biến mạnh mẽ từ phương thức quản lý hiện đại Ngành Hải quan không ngừng đổi mới, cải cách, hiện đại hóa |
Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập và phát triển mạnh mẽ của đất nước, của quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu và Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Hệ thống VNACCS/VCIS đã bộc lộ những hạn chế đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cấp Hệ thống để vừa đáp ứng yêu cầu và dự báo về quy mô của nền kinh tế vừa tập trung thực hiện chuyển đổi số, Hải quan số, đáp ứng yêu cầu công cuộc Chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay.
Tạp chí Hải quan thực hiện loạt bài “Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số” nhằm điểm lại các thành tựu, lợi ích của Hệ thống VNACCS/VCIS và những vấn đề đặt ra trong tình hình mới.
Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Nhật Bản viện trợ không hoàn lại, được ngành Hải quan đưa vào sử dụng từ ngày 1/4/2014. Đây chính là hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) cốt lõi của Hải quan Việt Nam phục vụ thông quan hàng hóa suốt 10 năm qua.
Hoạt động nghiệp vụ tại Hải quan Cao Bằng. Ảnh minh họa: Thái Bình |
Về đích sớm các mục tiêu hiện đại hóa
Ngược dòng thời gian, trước thời điểm thực hiện VNACCS/VCIS, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực trong ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp. Có thể kể đến như thực hiện khai báo hải quan từ xa, thực hiện thủ tục hải quan điện tử… Tuy nhiên, kết quả vẫn dừng ở một số khâu nghiệp vụ, chưa thực sự điện tử hóa toàn diện như kỳ vọng.
Có thể khẳng định, chỉ đến khi thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS mới tạo ra được sự thay đổi mang tính cách mạng trong thực hiện thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa.
VNACCS/VCIS phục vụ thông quan hàng hóa đạt kim ngạch 5.413 tỷ USD Hệ thống VNACCS/VCIS là hệ thống CNTT cốt lõi của Hải quan Việt Nam phục vụ thông quan hàng hóa được triển khai tại 100% cục và chi cục hải quan theo mô hình tập trung cấp Tổng cục với hơn 99,65% doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia, xử lý 99% tờ khai xuất nhập khẩu với hiệu suất vận hành 24/7 ổn định, an ninh, an toàn và hiệu quả. Trong 10 năm qua, hệ thống VNACCS/VCIS đã phục vụ đắc lực hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, xử lý khối lượng công việc và giao dịch tăng lên nhanh chóng. Kể từ năm 2014 đến 15/11/2024, Hệ thống VNACCS/VCIS đã thông quan thông suốt cho lượng hàng hóa có tổng kim ngạch lên đến 5.413 tỷ USD. Hiện nay Hệ thống xử lý lượng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân lên đến hơn 2 tỷ USD/ngày, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc triển khai Hệ thông VNACCS/VCIS là một trong những thành tựu quan trọng mang tính biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản. |
Thời điểm đầu năm 2015, ý nghĩa lớn nhất của VNACCS/VCIS chính là giúp Hải quan Việt Nam hoàn thành được mục tiêu xây dựng một Hệ thống CNTT tập trung. Đây chính là nền tảng để Hải quan Việt Nam triển khai tất cả các chương trình hiện đại hóa sau này theo mục tiêu phát triển của Chính phủ.
Thực tế, trước khi có Hệ thống VNACCS/VCIS các hệ thống CNTT của Ngành phân tán ở các đơn vị hải quan địa phương (các cục, chi cục). Để tập trung hóa cơ sở dữ liệu các Hệ thống CNTT vệ tinh nhằm thực hiện VNACCS/VCIS, toàn Ngành phải chuyển đổi dữ liệu cho gần 200 điểm (mỗi điểm là một chi cục hoặc một đội nghiệp vụ trực tiếp quản lý một địa bàn).
Thực tế đã chứng minh, Hệ thống VNACCS/VCIS giúp ngành Hải quan hoàn thành sớm các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 (theo Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
Đồng thời, hệ thống góp phần quan trọng vào tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam ở mức cao trong nhiều năm liên tiếp. Nếu như năm 2014 quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu mới ở mức 298 tỷ USD thì đến năm 2015 đã lên 328 tỷ USD, tăng tới 30 tỷ USD so với 1 năm trước.
Trong 10 năm thực hiện VNACCS/VCIS còn chứng kiến nhiều dấu mốc về kim ngạch xuất nhập khẩu như: 400 tỷ USD (năm 2017), 500 tỷ USD (2019), 600 tỷ USD (2021) và kỷ lục hơn 730 tỷ USD (2022).
Năm 2023 dù chịu tác động mạnh từ hậu đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của thương mại toàn cầu, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn đạt hơn 680 tỷ USD. Và năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu tiến sát mốc 800 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2014.
Lợi ích to lớn
Cùng với việc tạo bước đột phá trong cải cách, hiện đại hóa hải quan, Hệ thống VNACCS/VCIS đã mang lại nhiều lợi ích hết sức to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp.
Hơn 10 năm đã qua, nhưng khi trao đổi với chúng tôi, đại diện nhiều doanh nghiệp vẫn nhớ như in những cải cách, đột phá mà hệ thống thông quan hiện đại này mang lại.
Là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam với quy mô xuất nhập khẩu hàng trăm triệu USD, Tổng công ty May 10 luôn có sự gắn bó mật thiết với các hoạt động của cơ quan Hải quan.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 đánh giá: “VNACCS/VCIS đã làm thay đổi căn bản phương thức quản lý của Hải quan Việt Nam từ thủ công sang ứng dụng các phần mềm điện tử, qua đó đã mang lại lợi ích rất thiết thực cho May 10 dựa vào tốc độ xử lý, thông quan nhanh. Với tờ khai được phân luồng Xanh (thông quan ngay), chỉ cần 1 cú click chuột trên máy vi tính là hàng hóa của chúng tôi đã được thông quan. Điều này góp phần quan trọng giúp May 10 phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín với đối tác”.
Ông Thân Đức Việt đánh giá thêm: “Có thể nói ngành Hải quan luôn đi trước, đón đầu trong công cuộc chuyển đổi số của quốc gia. Việc khó nhưng ngành Hải quan lại đi đầu đó là sự nỗ lực quyết tâm chính trị cực kỳ to lớn của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan. Đặc biệt, VNACCS/VCIS đã giúp doanh nghiệp thay đổi thói quen hàng chục năm là làm thủ tục hải quan bằng hồ sơ giấy sang thực hiện bằng phương thức điện tử”.
Ông Bùi Quang Tam, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Dịch vụ Hợp Thành (Hải Phòng) với hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thực sự ấn tượng khi ngành Hải quan thực hiện VNACCS/VCIS.
“Đây là một cuộc cách mạng về tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan. Nhờ có VNACCS/VCIS, doanh nghiệp giảm được nhân lực làm thủ tục, hơn thế trong khi việc khai báo thủ tục hải quan thuận lợi, thời gian thông quan hàng hóa nhanh chóng, do đó chúng tôi giảm được nhiều chi phí”, ông Bùi Quang Tam nói.
Cũng đánh giá cao lợi ích của VNACCS/VCIS, ông Âu Mạnh Toàn, Trưởng Phòng XNK, Công ty CP sản xuất ô tô Hyundai Thành Công (Ninh Bình) cho rằng, Hệ thống mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp nhờ khai báo, thông quan nhanh chóng, tiện lợi hơn. Việc lưu trữ, tìm kiếm tờ khai, thông tin hàng hóa trên phần mềm khá tốt, tạo thuận cho doanh nghiệp trong việc thống kê, báo cáo...
“Cuộc cách mạng” là những gì mà chúng tôi ghi nhận được từ doanh nghiệp, chuyên gia khi đánh giá về Hệ thống VNACCS/VCIS.
Bà Nguyễn Ánh Tuyết, Trưởng Tiểu ban Hải quan của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) cho rằng: Hệ thống VNACCS/VCIS thực sự đã tạo cuộc cách mạng về quá trình thực hiện thủ tục khai báo, thông quan hàng hóa, bởi hệ thống giúp thông quan tự động nhanh chóng. Đặc biệt các lô hàng được phân luồng Xanh, luồng Vàng (kiểm tra chi tiết hồ sơ).
Nhờ đó, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí lưu kho, bãi. Điều này đặc biệt hữu ích với sản xuất, kinh doanh khi chuỗi cung ứng được lập kế hoạch chi tiết đến từng giờ để phục vụ sản xuất và sớm đưa hàng hóa ra thị trường, hoặc để xuất khẩu.
Trưởng Tiểu ban Hải quan của VAMA dẫn chứng: năm 2017, Ngân hàng thế giới (WB) đã có một bản báo cáo trong đó đề cập việc thời gian thông quan hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm được 3 giờ, hàng hóa nhập khẩu giảm 6 giờ. Chi phí thông quan một lô hàng giảm 19 USD và chỉ trong 10 tháng đầu năm 2017 (thời điểm WB đánh giá-PV), tiết kiệm được 170 triệu USD cho doanh nghiệp.
Do đó, lợi ích của việc sử dụng VNACCS/VCIS đối với doanh nghiệp là vô cùng rõ ràng.
Góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư
Cùng chung nhận định, bà Đỗ Thị Thu Thủy - Giám đốc Pháp lý & Hải quan, Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL-VNPT phân tích, đối với Công ty chuyển phát nhanh như DHL, Hệ thống VNACCS/VCIS đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và tiến trình hiện đại hóa hải quan.
Bà Đỗ Thị Thu Thủy - Giám đốc Pháp lý & Hải quan, Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL-VNPT Nhiều thay đổi tích cực nhờ VNACCS/VCIS Trước khi có VNACCS/VCIS, quy trình thực hiện thủ hải quan thủ công; thời gian thông quan lâu hơn; nguy cơ sai sót cao hơn; hạn chế về minh bạch; tăng lượng giấy tờ. Sau khi có VNACCS/VCIS, Hải quan Việt Nam đã tạo ra một môi trường hiệu quả, minh bạch và đáng tin cậy hơn, điều này có thể đã có tác động tích cực đến hoạt động và chất lượng dịch vụ của Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL-VNPT cũng như cộng đồng doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Việc thông quan đã trở nên hiệu quả hơn đáng kể khi thực hiện khai báo tự động đã nâng cao được tính tuân thủ và giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, giúp giảm việc sách nhiễu và tiêu cực. Đồng thời, doanh nghiệp đã tập trung nâng cấp hệ thống nội bộ để đảm bảo tương thích và kết nối được với hệ thống của cơ quan Hải quan nhằm tuân thủ tốt hơn các quy định, giảm thiểu nguy cơ bị phạt... |
Cụ thể, VNACCS/VCIS giúp tự động hóa nhiều quy trình, từ khai báo hải quan đến thông quan hàng hóa, giúp giảm thời gian xử lý và tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa.
Với hệ thống tự động, các sai sót do con người gây ra trong quá trình khai báo hải quan sẽ được giảm thiểu, giảm rủi ro và nguy cơ bị phạt hoặc bị giữ hàng.
VNACCS/VCIS cũng giúp tăng cường minh bạch trong các quy trình hải quan, giúp cộng đồng doanh nghiệp như DHL-VNPT dễ dàng theo dõi và quản lý tình trạng hàng hóa của mình.
Đặc biệt, Hệ thống VNACCS/VCIS góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như trong nước...
Bắt đầu đi vào hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014 - cùng thời điểm ngành Hải quan triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, Công ty TNHH Dệt nhuộm JASAN (Việt Nam) là doanh nghiệp FDI của Trung Quốc thấy được những cải cách to lớn của ngành Hải quan thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS.
“Nhờ việc làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa nhanh chóng qua Hệ thống VNACCS/VCIS, chúng tôi đã quyết định mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Từ nhà máy đầu tiên tại Hải Phòng năm 2014 với vốn đầu tư 68 triệu USD. Năm 2016, chúng tôi đầu tư thêm 1 nhà máy tại Hưng Yên có vốn đầu tư 76 triệu USD. Đến nay 2022 đầu tư thêm 1 nhà máy tại Thanh Hóa có vốn 22 triệu USD. Và năm 2024 đầu tư 1 nhà máy tại Nam Định với số vốn 35 triệu USD”, ông ZHOU YUNFU, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt nhuộm JASAN (Việt Nam) chia sẻ.
Lợi ích của VNACCS/VCIS mang lại là rất to lớn không chỉ với Hải quan Việt Nam, mà còn đối với nền kinh tế đất nước, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trước bối cảnh công nghệ liên tục có những thay đổi chóng mặt, trong khi quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhiều lần, nền tảng công nghệ được vận hành 10 năm qua của VNACCS/VCIS đã bộc lộ những bất cập. Do đó, đòi hỏi bức thiết đặt ra là phải có Hệ thống công nghệ thông tin mới để vừa khắc phục các hạn chế hiện nay, vừa cập nhật các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đáp ứng tạo thuận lợi thương mại và yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trong bối cảnh mới.
Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Tách riêng dự án tái định cư để tránh chuyện thả gà – bắc nước – rồi lại đuổi gà
- ·Nguyên nhân tiểu thương và nhân viên quản lý chợ ở Bình Phước hắt cá vào nhau
- ·Vụ tai nạn 3 người chết, lái xe chở gạch đỗ bên đường có trách nhiệm liên đới?
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Ô tô khách tông xe chở gạch 3 người chết: Nạn nhân kể phút dùng chăn cầm máu
- ·Thủ tướng cấp bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ, phi công Trần Ngọc Duy
- ·Cuốn sách của Tổng Bí thư là cẩm nang về đấu tranh phòng chống tham nhũng
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Những mánh nhận hối lộ của đăng kiểm khiến Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng “xấu hổ”
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Củng cố hồ sơ khởi tố người phụ nữ ở Thanh Hóa lăng mạ CSGT làm nhiệm vụ
- ·Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn ‘kịch khung’ trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
- ·Tách riêng dự án tái định cư để tránh chuyện thả gà – bắc nước – rồi lại đuổi gà
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Vụ tàu tông xe đầu kéo: Tài xế ô tô, nhân viên bị xem xét trách nhiệm thế nào?
- ·Tham mưu Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
- ·Đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long, tài xế xe máy tử vong sau va chạm với ô tô
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Hàng loạt vỉa hè ở TP.HCM bị lấn chiếm, đẩy người đi bộ xuống lề đường