【nhan dinh ac milan】Mượn xe nhưng lúc trả chưa kịp đổ xăng, tôi bị đồng nghiệp chặn số, nghỉ chơi
Mượn xe ô tô là việc khá phổ biến trong xã hội hiện nay,ượnxenhưnglúctrảchưakịpđổxăngtôibịđồngnghiệpchặnsốnghỉchơnhan dinh ac milan nhưng cũng rất tế nhị với vô vàn câu chuyện “hỷ, nộ, ái, ố” khác nhau.
Không ít người vì quá thoải mái hoặc cả nể đã sẵn sàng cho người quen mượn xe ô tô, nhưng sau đó đã phải "ôm cục tức" vào người. Còn theo chiều ngược lại, phía người đi mượn xe cũng gặp phải rất nhiều tình huống éo le không kém.
Dưới đây là chia sẻ của độc giả Lê Hữu Hoàng (31 tuổi, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về một lần đi mượn xe đồng nghiệp của mình:
Tôi năm nay 31 tuổi, đang sinh sống và làm việc cùng gia đình ở Hà Nội. Dù có bằng lái xe đã 5-6 năm nhưng tôi vẫn chưa tậu xe ô tô, phần vì chưa dư dả về tài chính, nhưng phần nữa là do nhu cầu sử dụng ô tô của tôi không nhiều. Hàng ngày, tôi đi xe máy đến cơ quan, còn lễ tết cần về quê thì vợ chồng tôi hay đi xe khách hoặc thuê taxi.
Dịp tết Dương lịch vừa rồi được nghỉ 3 ngày nên tôi quyết định thuê xe tự lái đưa vợ và con trai 3 tuổi về quê Thanh Hoá thăm ông bà ngoại, tiện thể đi "lượn lờ" chỗ này chỗ kia. Tuy vậy, do sát ngày mới tìm xe nên một số cơ sở cho thuê ô tô tự lái gần nhà đã cho thuê hết hết các dòng bình dân, chỉ còn các xe gầm cao tiền tỷ với giá đến hơn 2 triệu mỗi ngày. Kế hoạch của hai vợ chồng đứng trước nguy cơ lỡ dở vì nếu "cắn răng" thuê xe sẽ rất tốn kém và lãng phí.
Đúng thời điểm đó, trong bữa liên hoan cuối năm với cơ quan, một anh bạn đồng nghiệp khi được tôi chia sẻ dự định tự lái xe về quê nhưng chưa thuê được đã mở lời rằng nếu cần thì cứ lấy xe của anh mà đi, bởi mấy ngày nghỉ lễ anh chỉ ở nhà không đi đâu. Anh còn nói vui "xe cỏ của anh có người đi hộ cho là tốt rồi".
Thấy anh rất nhiệt tình, tôi như "mở cờ trong bụng", cảm ơn và hẹn cuối tuần sẽ qua nhà anh để mượn. Xe của anh là một chiếc Honda Civic số sàn đời cũ. Tuy nhiên với tôi, xe nào mượn được trong thời điểm đó cũng là rất quý giá vì vừa có phương tiện chủ động đưa vợ con về quê lại vừa tiết kiệm được kha khá tiền. Thực sự, nhờ chiếc xe của anh đồng nghiệp cho mượn, gia đình chúng tôi đã có những ngày nghỉ tết Dương lịch đáng nhớ ở quê ngoại.
Tuy vậy, trong những ngày ở quê, anh đồng nghiệp liên tục nhắn tin, gọi điện để hỏi thăm tình hình chiếc xe có vấn đề gì không cũng như hỏi xem khi nào tôi ra Hà Nội. Dù đã hẹn trước là đến chiều tối ngày nghỉ cuối cùng gia đình tôi mới từ quê ra, nhưng mỗi lần gọi điện anh đều hỏi như vậy khiến tôi hơi bối rối.
Ngày trở lại Thủ đô, do đường rất tắc nên gia đình tôi ra đến nơi khá muộn. Đưa vợ con về nhà trong tình trạng mệt mỏi, tôi lập tức lái xe qua nhà anh đồng nghiệp để trả xe, không quên mang theo một chút quà quê biếu anh chị gọi là cảm ơn. Chỉ có điều, do đã muộn và trên đường không có cây xăng nào nên tôi đành trả xe trong tình trạng bình xăng khá cạn, chiếc xe cũng không được sạch sẽ sau chuyến đi xa.
Khi nhận xe, anh đồng nghiệp tỏ thái độ khá "khinh khỉnh", kèm theo chút bực tức ra mặt, khác hẳn với tính cách hào sảng hàng ngày. Tôi cũng nói với anh rằng rất ngại khi chưa kịp mua xăng và đưa anh 1 triệu coi như nhờ anh đổ giúp, tuy nhiên anh nhất định không lấy.
Sự việc những hôm sau đó còn khiến tôi bất ngờ và thất vọng hơn khi mọi người ở cơ quan đã "lời ra tiếng vào" về việc tôi mượn xe của anh đồng nghiệp 3 ngày liền mà lúc trả lại trong tình trạng xe bẩn, xăng cạn. Tôi cố gắng tìm gặp anh để nói chuyện và giải thích nhưng anh đều lánh mặt, thậm chí gọi điện không nghe máy và còn chặn luôn zalo của tôi.
Hiện giờ tôi rất khó nghĩ bởi dù có đi mượn xe thật nhưng tôi cũng không làm gì đến mức quá đáng để bị anh đồng nghiệp đối xử như vậy. Có lẽ, đây là lần đầu nhưng cũng là lần cuối tôi mượn xe của người khác.
Độc giả Lê Hữu Hùng
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về Ban Ô tô Xe máy - Báo VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bị hỏi mượn ô tô, câu chuyện chưa có hồi kết dịp cuối nămBị hỏi mượn ô tô là câu chuyện không của riêng ai và với người Việt, ít nhiều đã từng rơi vào tình huống phải đưa ra câu trả lời: đồng ý hay từ chối.