【bxh bangladesh】Nhiều FTA vào giai đoạn cuối cắt giảm thuế quan

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-11 00:31:35 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:100次

Toàn cảnh buổi họp báo Ảnh: PV

Toàn cảnh buổi họp báo Ảnh: PV

TheềuFTAvàogiaiđoạncuốicắtgiảmthuếbxh bangladesho ông Hà Duy Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), thuế luôn là nội dung cốt lõi trong các cuộc đàm phán của các FTA. Đến nay, nhiều FTA đang bước vào giai đoạn cuối của lộ trình cắt giảm thuế quan.

Nhiều hiệp định gần hoàn tất lộ trình đưa thuế về 0%

Theo đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, đến nay, tổng số FTA Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán là 20 hiệp định, trong đó 12 hiệp định đang thực thi, 2 hiệp định có hiệu lực trong năm 2019... Đến nay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 12 nghị định về các biểu thuế ưu đãi cho các đối tác trong 12 hiệp định đã thực thi cho giai đoạn 2018 - 2022/2023 (riêng CPTPP là giai đoạn 2019 – 2022 và Việt Nam - Lào giai đoạn từ 1/9/2016 đến 3/10/2020, tuy nhiên Nghị định biểu thuế Việt Nam - Lào đang thực hiện theo Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN 2012).

Trong đó, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN đã hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế vào năm 2018. Các hiệp định đang tiến gần tới năm hoàn thành lộ trình xóa bỏ thuế gồm ASEAN - Trung Quốc (2020), ASEAN - Hàn Quốc (2021), ASEAN - Úc - Niu Di-lân (2022) đạt tỷ lệ tự do hóa cao, khoảng 90% vào năm 2019. Cùng kết thúc lộ trình vào năm 2029, tỷ lệ tự do hóa năm 2019 của Việt Nam trong FTA Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt 85,63%, trong khi tỷ lệ này trong FTA Việt Nam - Chi-lê mới chỉ đạt 31,73%. Còn lại, các hiệp định đạt tỷ lệ tự do hóa trung bình khoảng 60% trong năm 2019 như ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi-lê, Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu.

Trong số 12 hiệp định đang thực hiện, CPTPP là hiệp định mới nhất được thực thi của Việt Nam. Ngày 26/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn từ ngày 14/1/2019 đến hết ngày 31/12/2022.

Theo Bộ Tài chính, mức thuế suất trung bình của các dòng thuế cam kết cắt giảm trong 11 FTA trong năm 2019 là từ 0,07% - 9,1%, trong đó thấp nhất là mức thuế trong ASEAN là 0,07% và cao nhất là cam kết trong CPTPP với mức 9,1%. Đến năm 2022, mức thuế suất trung bình của các dòng thuế cam kết cắt giảm là từ 0,04% - 4,8%, trong đó thấp nhất vẫn là mức thuế trong ASEAN và cao nhất là thuế cam kết trong CPTPP.

Tái cơ cấu ngân sách, bù đắp nguồn thu thuế xuất nhập khẩu giảm

Trong năm 2019, tổng số FTA đã ký kết của Việt Nam (trừ CPTPP) là 4 hiệp định, trong đó, đáng chú ý có EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU). Sau khi được chính thức ký kết ngày 30/6/2019, EVFTA sẽ được trình lên Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU để tiến hành thủ tục phê chuẩn để có hiệu lực thực thi (dự kiến trong nửa đầu năm 2020).

Tại hiệp định này, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạch thuế quan của WTO. Đối với FTA này, lộ trình cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam như sau: ô tô (sau 9 năm đối với ô tô phân khối lớn (trên 3000cc cho động cơ xăng và trên 2500 cc cho động cơ diesel) và 10 năm đối với các loại ô tô còn lại); linh kiện, phụ tùng ô tô (tối đa 7 năm)...

Theo ông Hà Duy Tùng, cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu là điểm mới trong Hiệp định EVFTA. Trong đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu với hàng hóa xuất khẩu sang EU lộ trình lên đến 15 năm, trừ những mặt hàng được duy trì thuế xuất khẩu tập trung vào một số nhóm hàng quan trọng như: dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc). Cam kết về thuế xuất khẩu trong EVFTA cơ bản tương tự như cam kết về thuế xuất khẩu của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tác động giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) khi thuế nhập khẩu về 0%, ông Hà Duy Tùng cho biết, thu NSNN từ thuế xuất nhập khẩu chỉ chiếm một phần trong tổng thu ngân sách. Vừa qua, để bù đắp nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện tái cơ cấu NSNN, tăng thu nội địa trong tổng thu ngân sách. Với các FTA thế hệ mới, ông Hà Duy Tùng cho biết là các cam kết toàn diện, đặc biệt là về thuế. Ngoài phạm vi về thuế, còn có các cam kết khác (môi trường, lao động…), do đó, các doanh nghiệp phải tiếp tục nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hàng hóa của các nước.

Trước ý kiến lo ngại thuế nhập khẩu giảm theo các cam kết, liệu có ảnh hưởng lớn tới nguồn thu này của Tổng cục Hải quan, ông Lê Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan) cho biết, điều này là không đáng lo ngại. Mặc dù tỷ trọng thuế nhập khẩu giảm trong tổng số thu của ngành Hải quan, nhưng về tổng thể, số thu của ngành Hải quan lại tăng. Theo đó, năm 2018 thu đạt 314 nghìn tỷ đồng, năm 2019 ước đạt 340 nghìn tỷ đồng. Ông Lê Mạnh Hùng cũng cho biết thêm, việc tăng thu thuế xuất nhập khẩu phụ thuộc vào kim ngạch xuất nhập khẩu và các biện pháp quản lý thu thuế của ngành Hải quan.

Minh Anh

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接