当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả bóng đá nantes】Ninh Thuận xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế trong tình hình mới

【kết quả bóng đá nantes】Ninh Thuận xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế trong tình hình mới

2025-01-10 17:17:04 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777
Ninh Thuận tăng cường khoanh vùng,ậnxâydựngkếhoạchphụchồikinhtếtrongtìnhhìnhmớkết quả bóng đá nantes truy vết các ca bệnh trong thời gian qua. Ảnh: D.Q

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Theo kế hoạch, đến hết năm 2021, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đạt lũy kế ít nhất khoảng 8.000 lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh; đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động…

Quan điểm chung về kế hoạch phục hồi, sản xuất kinh doanh của tỉnh Ninh Thuận là kiên trì, quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm “Chống dịch như chống giặc”; đảm bảo hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh; “Chống dịch để sản xuất và sản xuất để chống dịch”, “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, “An toàn mới sản xuất và sản xuất thì phải an toàn”; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh làm trung tâm phục vụ, đồng thời là chủ thể tham gia chống dịch.

Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên nguyên tắc khó khăn, vướng mắc ở cấp nào, địa phương nào thì cấp đó, địa phương đó phải chủ động, kịp thời, tháo gỡ, giải quyết, đề cao trách nhiệm cá nhân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, gây ùn tắc trong lưu thông hàng hóa; trường hợp vượt thẩm quyền, phải chủ động báo cáo cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý; tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc với phương châm “sớm nhất - hiệu quả nhất” nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, có lộ trình, kế hoạch cụ thể để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trở lại, theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm điều kiện công tác phòng, chống dịch phù hợp với từng địa bàn, năng lực của doanh nghiệp, từng bước thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Đặc biệt, Ninh Thuận sẽ mở rộng và bảo vệ chặt chẽ vùng an toàn dịch bệnh nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; kiểm soát dịch bệnh và sớm ổn định sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu vực, địa bàn sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, xuất nhập khẩu kiên quyết không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, cung ứng lao động.

Ngoài ra, tỉnh còn cho phép doanh nghiệp từng bước mở rộng sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng cấp độ dịch và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch phù hợp từng đối tượng, từng lĩnh vực, ngành nghề, từng vùng, từng địa bàn; theo nguyên tắc trao quyền tự chủ cho đơn vị sản xuất, kinh doanh triển khai mô hình hoạt động phù hợp đặc thù của đơn vị và chịu trách nhiệm về các yêu cầu an toàn phòng chống dịch; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải an toàn phòng, chống dịch.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, doanh nghiệp phải tự xây dựng phương án bảo đảm vùng xanh (doanh nghiệp an toàn) và nâng cao ý thức của người lao động trong việc chấp hành quy định bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; có trách nhiệm xây dựng địa phương nơi đặt trụ sở, nhà máy, cơ sở sản xuất thành vùng xanh.

Tính đến 31/8/2021, toàn tỉnh Ninh Thuận có 261 doanh nghiệp thành lập mới/2.219 tỷ đồng, giảm 47,2% số doanh nghiệp và giảm 36,5% số vốn so cùng kỳ; một số lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh, như: dịch vụ du lịch, lưu trú và ăn uống, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản v.v... số doanh nghiệp giải thể tăng 19,6% (55 doanh nghiệp); doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 45,6% cùng kỳ (131 doanh nghiệp).

Tổng số đến tháng 8/2021, có 3.739 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 3.400 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp; đồng thời, có trên 11 nghìn hộ kinh doanh phải ngừng kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng rõ rệt. Theo đó, chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) 8 tháng tăng 34,11%. Tuy nhiên, do tình hình dịch bùng phát, nên chỉ số công nghiệp tháng 7 giảm 5,4%, tháng 8 tiếp tục giảm 8,5%, trong điều kiện dịch bệnh kéo dài thì sản xuất công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Các dự ánnăng lượng tái tạo trên địa bàn đang thực hiện giãn cách xã hội phải giảm số lượng nhân công để đảm bảo công tác phòng, chống dịch (đối với các dự án đã vận hành thương mại thực hiện phương án 3 tại chỗ (trung bình từ 15 - 20 người); 8 dự án điện gió, điện mặt trời đang thi công theo phương án 3 tại chỗ áp dụng giảm số lượng lao động (mỗi dự án còn khoảng 200 lao động, giảm hơn 50%) nên tiến độ chậm lại.

Riêng dịch vụ thương mại, du lịch, lưu trú, ăn uống giảm sâu; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 giảm 26,3%, tháng 8/2021 tiếp tục giảm 26,32% so với cùng kỳ, lũy kế 8 tháng tăng 2,52% so cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây; lượng khách lưu trú giảm sâu, tháng 7 giảm 86,01%, tháng 8/2021 tiếp tục giảm 97,7% so cùng kỳ.

Hoạt động doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp cơ bản được duy trì, nhưng quy mô sản xuất thu hẹp, có 13 doanh nghiệp cắt giảm số lượng lao động làm việc còn 40 - 50%, trong đó có 03 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo phương án “3 tại chỗ”, với tổng số 267 lao động; có 04 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động; một số doanh nghiệp chỉ hoạt động 1/3 công suất.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读