发布时间:2025-01-25 23:38:41 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Cần chủ động giải pháp ứng phó trước xu hướng già hóa dân số Dân số Việt Nam đạt hơn 98 triệu người,ờikỳdânsốvàngcủaViệtNamcònkéodàiítnhấtnămnữsố liệu thống kê về werder bremen gặp leverkusen đứng thứ 15 trên thế giới Hơn một nửa dân số châu Á tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống |
Theo ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, Tổng cục Thống kê đã phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc nghiên cứu và công bố báo cáo Tổng quan Tài khoản chuyển nhượng quốc gia của Việt Nam. Đây là phương pháp giúp các quốc gia nâng cao hiểu biết về nền kinh tế theo cấu trúc tuổi của dân số cũng như cách dân số ở các nhóm tuổi khác nhau ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số nước ta sẽ tăng lên 107 triệu người vào năm 2044, sau đó giảm xuống 72 triệu người vào năm 2100. Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển từ mức sinh cao sang mức sinh thấp, từ mô hình sinh sớm sang mô hình sinh muộn, từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số. Tổng cục Thống kê cũng dự báo, ở phương án mức sinh trung bình, đến năm 2069, tỷ lệ tăng dân số bình quân Việt Nam sẽ về 0. Trong khi nếu ở phương án mức sinh thấp, chỉ 35 năm nữa, Việt Nam sẽ đối mặt với thực tế tỷ lệ tăng dân số ở mức âm. Liên Hợp Quốc dự báo năm 2500 dân số Việt Nam chỉ còn 3,6 triệu người, bằng tỉnh Nghệ An bây giờ, nếu mức sinh tiếp tục giảm. |
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dân số lao động tạo ra thu nhập để bù đắp các khoản chi tiêu của mình và “gánh đỡ” nhóm dân số phụ thuộc trong nền kinh tế Việt Nam thực chất là nhóm những người trong độ tuổi từ 22 đến 53 tuổi, không phải nhóm dân số trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 64. Đây không phải là một lợi thế cho nền kinh tế Việt Nam khi dân số đang trong thời kỳ già hóa nhanh với số người từ 60 tuổi trở lên tăng mạnh qua các năm.
Như vậy, trên quan điểm của tài khoản chuyển nhượng quốc gia, những thay đổi trong cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam hiện nay không còn đem lại lợi thế cho quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nói cách khác thời kỳ lợi tức nhân khẩu học thứ nhất đã kết thúc ở Việt Nam.
Điều này không có nghĩa là chúng ta đã kết thúc “thời kỳ dân số vàng”. Xét về cấu trúc tuổi thuần túy, Việt Nam vẫn đang ở trong thời kỳ dân số vàng với tỷ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi của Việt Nam khoảng 67,4%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 32,6%. Tuy nhiên, càng ngày lợi thế do “cơ cấu dân số vàng” đem lại càng giảm đi, đồng thời mức thâm hụt vòng đời kinh tế do tình trạng già hóa dân số ngày càng cao.
Số liệu về tình hình dân số, lao động, việc làm của Việt Nam năm 2023. (Nguồn: Tổng cục Thống kê) |
Tuy nhiên, ông Phạm Hoài Nam khẳng định, lợi tức nhân khẩu học không chỉ xảy ra một lần. Dân số có thể có lợi tức nhân khẩu học lần thứ nhất, lần thứ hai, và thậm chí lần thứ ba. Ở Việt Nam, thời kỳ lợi tức nhân khẩu học thứ nhất đã kết thúc nhưng Việt Nam có thể triển khai đồng bộ các giải pháp kinh tế xã hội để tăng năng suất lao động, khuyến khích gia tăng tỷ lệ tham gia lao động để đạt được lợi tức nhân khẩu học thứ hai. Hơn nữa, từ năm 2023, dân số Việt Nam đã đạt mốc 100 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới. Đây là một lợi thế cạnh tranh về phát triển kinh tế.
Đặc biệt nếu thực hiện tốt các chiến lược, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần của Quyết định số 1305/QĐ-TTg ngày 8/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có mức tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2023 - 2030 là 6,5%/năm, cao hơn mức tăng của năm 2022 là 1,7 điểm phần trăm. Mức tăng năng suất này sẽ giúp Việt Nam đạt lợi tức nhân khẩu học thứ hai đến những năm 2040.
Mặc dù Việt Nam không còn lợi thế về cơ cấu tuổi, song theo ông Phạm Hoài Nam, đất nước ta vẫn đang ở trong “thời kỳ cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động trẻ dồi dào. Dự báo thời kỳ này sẽ kéo dài ít nhất 10 năm nữa. Do đó, các chính sách để tận dụng “thời kỳ cơ cấu dân số vàng”, đặc biệt là chính sách tạo việc làm và việc làm thỏa đáng cho người lao động vẫn còn nguyên giá trị và cần phải tiếp tục triển khai thực hiện tốt đảm bảo hiệu quả kinh tế và ổn định xã hội.
Cùng với đó, cần tích cực thực hiện tốt các giải pháp tăng năng suất lao động kết hợp với các chính sách khuyến khích tăng tỷ lệ tham gia lao động, đặc biệt là tỷ lệ tham gia lao động ở nhóm người cao tuổi, góp phần tạo thêm thu nhập, giúp giảm thiểu “thâm hụt vòng đời kinh tế” để tận dụng lợi tức nhân khẩu học thứ hai cho quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện còn cao |
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện còn cao, với tỷ lệ năm 2023 là 7,63%. Số lao động không sử dụng hết tiềm năng là 2,3 triệu người. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng 2023 là 4,3%.
Bên cạnh đó, điểm hạn chế của thị trường lao động Việt Nam hiện nay là chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Hiện có khoảng 38 triệu người lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên.
Hiện nay, số người lao động đang làm việc có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động chưa có sự cải thiện về chất lượng lao động khi số lao động phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng ba phần năm tổng số lao động có việc làm của cả nước.
Tốc độ tăng thu nhập năm 2023 thấp hơn năm 2022Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2023, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 4,95 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 280 nghìn đồng/người/tháng, tương ứng với tăng 5,9% so với thu nhập bình quân năm 2022. Như vậy, thu nhập bình quân năm 2023 của người dân nói chung vẫn tiếp tục duy trì tăng, chấm dứt chuỗi giảm thu nhập 2 năm liên tiếp 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập bình quân năm 2023 so với năm 2022 có chậm lại so với tốc độ tăng thu nhập năm 2022 so với năm 2021 (11,2%) do nền kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức sau đại dịch. |
相关文章
随便看看