【as roma nữ】Trách nhiệm gìn giữ Nghệ thuật làm gốm của người Chăm Bình Thuận
TheáchnhiệmgìngiữNghệthuậtlàmgốmcủangườiChămBìnhThuậas roma nữo ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, việc được UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vừa là niềm vui, nhưng cũng là nỗi lo và là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, ngành chức năng và cộng đồng người Chăm địa phương trong việc chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống, tránh nguy cơ bị mai một, thất truyền thời gian tới. Để bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, các đơn vị liên quan cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, truyền dạy kỹ năng, bí quyết thực hành nghề gốm cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Chăm địa phương từ nguồn ngân sách phân bố hằng năm của tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác có liên quan. Các đơn vị triển khai việc quy hoạch, mở rộng vùng nguyên liệu và bãi nung gốm truyền thống gắn với xây dựng lò nung gốm mỹ nghệ đảm bảo tính hợp lý cho nghề gốm tồn tại và phát triển bền vững về lâu dài.
Ông Bùi Thế Nhân cũng cho rằng, cần có quy hoạch khu đất phù hợp tại thôn Bình Đức để xây dựng nhà trưng bày sản phẩm gốm, kết hợp trình diễn nghệ thuật làm gốm, nung gốm và các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Chăm phục vụ du khách. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nét đặc sắc, giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề gốm để nâng cao nhận thức cho chủ thể văn hóa, các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc bảo tồn và phát triển nghề gốm, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc do ông bà, tổ tiên để lại.
Làng nghề làm gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình) đã có từ lâu đời và rất nổi tiếng trong cả nước; gắn chặt với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán của người Chăm bao đời nay. Quy trình làm gốm của người Chăm Bình Đức từ khâu chế biến, pha trộn đất, nhào nặn sản phẩm, chỉnh hình, chà bóng cho đến khâu nung gốm, chế biến nước màu trang trí lên gốm sau khi nung… đến nay về cơ bản vẫn bảo lưu khá nguyên vẹn kỹ thuật, phương thức theo lối thủ công truyền thống được lưu truyền lại. Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 2012, Nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, tác động của khoa học công nghệ, cơ chế kinh tế thị trường,… khiến nghề gốm đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm không ổn định, thu nhập của các gia đình và nghệ nhân làm gốm thấp… đã ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề. Những khó khăn đó làm cho những người thợ trẻ giảm đi lòng đam mê, yêu nghề, thiếu đi tính cần cù, chịu khó trong việc học hỏi để tiếp thu bí quyết, kinh nghiệm nghề nghiệp và nâng cao tay nghề do các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy. Đây là nguy cơ đáng lo ngại về sự tồn tại và phát triển của làng gốm Chăm Bình Đức trong tương lai khi các nghệ nhân tuổi cao, sức yếu đang lần lượt mất đi.
相关文章
Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
Hợp tác công tư PPP lĩnh vực điện lực: Đã có 9 nhà máy nhiệt điện BOT được xây dựng Thúc đẩy hợp tác2025-01-25Tuyên án 5 bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 11.000m³ gỗ thông
Các bị cáo tại phiên tòa Đó là Lê Hồng Khanh (SN 1992, trú tại phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy, n2025-01-25Vụ Phát triển thị trường chứng khoán có thêm phó vụ trưởng
Ngày 31/10/2023, UBCKNN đã tổ chức công bố quyết định của Chủ tịch UBCKNN về công tác cán bộ.Tại hội2025-01-25Người dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
Đoàn người đến viếng xếp hàng trật tự chờ đến lượt. Ảnh: TTXVNĐến chiều tối vẫn còn rất nhiều đoàn2025-01-25Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ GTVT dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 65/2016 của Chính phủ qu2025-01-25Lãi suất giảm, Dược Hậu Giang đối diện với khả năng suy giảm lợi nhuận
Doanh thu tài chính “đỡ” lợi nhuậnDược Hậu Giang hiện có vốn chủ sở hữu 4.563 tỷ đồng. Thời gian qua2025-01-25
最新评论