【tứ kết cúp c1 châu âu】Tăng khai thác để bảo vệ chủ quyền biển đảo

时间:2025-01-10 23:06:16 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng giảm, thiếu lao động làm nghề, thời tiết bất thường, giá cả đầu vào tăng cao... tất cả đã khiến nghề khai thác biển ngày một khó khăn. Liên kết thành các tổ, đội, đoàn kết trong khai thác trên biển là một hướng đi mang lại hiệu quả cho ngư dân.

Hiện toàn tỉnh có tổng số 4.856 phương tiện khai thác thuỷ sản có đăng ký với tổng công suất 744.939 CV. Trong đó, có 3.571 phương tiện có công suất từ 20 CV trở lên (1.860 phương tiện công suất từ 90 CV trở lên khai thác xa bờ). Mỗi năm, nghề khai thác thuỷ sản không chỉ đóng góp từ 180 ngàn đến 200 ngàn tấn thuỷ hải các loại cho tỉnh mà còn là lực lượng quan trọng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Việc liên kết thành tổ đội trong khai thác đã mang lại hiệu cho nhiều ngư dân.

Nhằm giúp nghề khai thác giảm bớt khó khăn, tỉnh đã triển khai dự án “Xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất trên biển giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Theo Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng, đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 21 tổ đội liên kết trên biển với 337 phương tiện tham gia. Đồng thời, hỗ trợ bảo hiểm cho 1.124 thuyền viên của 305 phương tiện. Sau khi tham gia vào tổ đội, hiệu quả khai thác được nâng lên đáng kể do tiết kiệm được chi phí đầu vào.

Nghề khai thác chính của ngư dân Cà Mau là lưới rê, câu mực, lưới kéo, lưới vây, te và đáy biển. Trong đó, nghề lưới rê chiếm tỷ lệ cao nhất 50,16% với 2.438 phương tiện khai thác (chủ yếu ở vùng bờ và vùng lộng); Kế đến là nghề câu (chủ ỵếu là câu mực) chiếm 30,68%, có 1.491 phương tiện tham gia; Nghề lưới vây 220 phương tiện, tập trung khai thác vùng biển xa bờ. Riêng nghề lưới kéo 309 phương tiện, khai thác trên cả 3 vùng biển, tuỳ quy mô phương tiện. Ngư trường hoạt động chủ yếu là vùng biển vịnh Thái Lan và Nam biển Đông.

Sự đa dạng ngành nghề trong khai thác như một lời khẳng định: Vùng biển Cà Mau là nơi giàu tiềm năng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà nghề khai thác của tỉnh mỗi lúc một khó khăn hơn. Việc liên kết thành tổ đội thời gian qua như chiếc phao cứu sinh cho các ngư dân. Ông Lê Quốc Khởi (Khóm 7, thị trấn Sông Đốc) cho biết, giá dầu, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nghề khai thác như ngư  cụ, nước đá, lao động… bủa vây nghề khai thác khiến không ít ngư dân lâm cảnh thua lỗ phải nằm bờ, thậm chí chấp nhận bán tàu, bỏ nghề. Tuy nhiên, kể từ khi liên kết lại nghề khai thác đã dần ổn định do giảm được chi phí đánh bắt, đặc biệt là nhiên liệu.

Phân tích rõ hơn hiệu quả của việc liên kết trong khai thác, ông Hồ Chí Nguyện, Khóm 7, thị trấn Sông Đốc, tính toán, chỉ riêng việc di chuyển vào tiếp nguyên liệu và bán hàng hoá, mỗi tàu khai thác xa bờ đã có thể tiết kiệm được từ 800-1.500 lít dầu. Hiện nay toàn tỉnh có hơn 150 tàu hậu cần, chuyên làm nhiệm vụ tiếp ứng nhiên liệu và thu mua các mặt hàng thuỷ sản trên biển cho ngư dân.

Ông Khởi cho biết thêm, ngoài việc tương trợ, cứu hộ lẫn nhau khi gặp hoạn nạn, điều quan trọng là các thành viên trong tổ thường xuyên liên lạc khi phát hiện luồng cá để cùng hợp tác đánh bắt. Việc làm này vừa giảm chi phí, vừa tăng hiệu quả khai thác. Bên cạnh đó, việc không phải di chuyển ra vào giúp ngư dân rút ngắn thời gian đến ngư trường khai thác, kéo dài thời gian bám biển; Sản phẩm hải sản được vận chuyển vào đất liền sớm, đảm bảo chất lượng, giảm tổn thất sau khai thác.

Một hiệu quả đặc biệt mà tổ đội khai thác trên biển mang lại cho ngư dân là khi gặp bão tố ngoài khơi có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong việc cứu hộ, cứu trợ. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ cho ngư dân. Theo đó, đã xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm 10 mô hình khai thác thuỷ sản có hiệu quả (9 mô hình khai thác thuỷ sản bằng lưới rê, 1 mô hình khai thác thuỷ sản bằng ốc mực). Hiện tại, đã tiến hành hỗ trợ vật tư, ngư cụ cho các hộ tham gia mô hình, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật khai thác.

Việc tổ chức liên kết làm ăn ngay trên biển là một hướng đi mới. Nó không chỉ giúp ngư dân tiết kiệm thời gian, nhiên liệu trong quá trình khai thác, hỗ trợ nhau khi gặp thiên tai hoặc rủi ro trên biển... mà còn tăng cường sức mạnh trong cuộc đối đầu với thiên nhiên, cũng như góp phần tạo thế và lực để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc./.

Nguyễn Phú

推荐内容