【lịch thi dau bong da】Cuộc đua chiếm lĩnh thị phần bán lẻ sẽ rất khốc liệt

时间:2025-01-25 23:01:56 来源:Empire777

Thị trường bán lẻ hấp dẫn các "ông lớn"

Ông Đặng Trần Hải Đăng,ộcđuachiếmlĩnhthịphầnbánlẻsẽrấtkhốcliệlịch thi dau bong da Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VieitnBankSc) cho biết, thị trường bán lẻ Việt Nam hiện có dư địa tăng trưởng lớn, đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Đăng, với nền tảng 90 triệu dân trong đó có tới 60% là tiêu dùng trẻ, ngành Bán lẻ Việt Nam hiện đang rất hấp dẫn. Ông Đăng chỉ ra rằng, quy mô thị trường bán lẻ năm 2015 đạt 102 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 179 tỷ USD sau 5 năm.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 7,3% và 11,9% vào năm 2015 và 2020. Quy mô thị trường lớn, nhưng ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn còn tập trung quá nhiều vào các kênh phân phối truyền thống thông qua chợ, cửa hàng nhỏ lẻ. Tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ là 25%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khu vực như Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Phillippines (33%), Trung Quốc (51%), Singapore (90%).

Hiện cả nước có hơn 700 siêu thị, 132 trung tâm thương mại, số cửa hàng tiện ích có thương hiệu và vận hành theo chuỗi dừng lại ở con số hàng trăm, thị phần bán lẻ hiện tại ở vùng ven và nông thôn gần như bị bỏ ngỏ.

thị trường bán lẻ
Tỷ lệ bán lẻ hiện đại dự báo sẽ đạt khoảng 45% vào năm 2020. Ảnh: DT

Theo quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.500 siêu thị, (tức là cần thêm 550 siêu thị so với hiện nay), 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Với kế hoạch này, tỷ lệ bán lẻ hiện đại sẽ đạt khoảng 45%. “Đây là một động lực tăng trưởng lớn, rất tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam. Theo đó, cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần sẽ rất khốc liệt”, ông Đăng đánh giá.

Bên cạnh đó, việc Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức hình thành vào cuối năm 2015, với lộ trình cắt giảm thuế hoàn toàn đến 2018 theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) cũng sẽ mở ra một thị trường bán lẻ với sức tiêu thụ khổng lồ, hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ trong khu vực cũng như thế giới. Do đó, cơ hội cho ngành bán lẻ Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn từ ASEAN là rất lớn. “Đến 2018, thuế suất nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh. Điển hình với Hiệp định ATIGA, thuế hầu hết các mặt hàng đều giảm về 0% và mức thuế suất cao nhất chỉ là 5%”, ông Đăng giải thích.

Làn sóng M&A là tất yếu

Gần đây các quốc gia trong khu vực đang nhanh chóng tiếp cận thị trường Việt Nam với hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây thực sự là mối lo ngại lớn cho ngành bán lẻ của Việt Nam.

Nửa đầu năm 2015, thị trường bán lẻ và tiêu dùng dậy sóng khi hàng loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập diễn ra. Trong đó, nổi lên là những thương vụ mua bán hệ thống các siêu thị có trị giá hàng triệu USD, được xem là dẫn dắt thị trường M&A 2 năm trở lại đây. Theo báo cáo M&A của Stoxplus, số lượng thương vụ mua bán và sáp nhập trong 2014 và 2015 trong lĩnh vực bán lẻ lần lượt là 5 và 15 thương vụ, với giá trị là 899 triệu USD và 254 triệu USD.

Nổi bật như, thương vụ Aeon (Nhật Bản) cùng lúc mua lại 30% cổ phần Fivimart và 49% của Citimart. Hay Lotte (Hàn Quốc) cũng đã bất ngờ công bố nắm quyền điều hành Trung tâm thương mại Diamond Plaza khi sở hữu 70% cổ phần…

Còn theo ông Huỳnh Phước Cường, Giám đốc khối Bán lẻ, Công ty TNHH Nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam (GfK), đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội, cơ hội nằm trong thách thức và ngược lại. Đối với riêng ngành bán lẻ, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế khi hiểu rõ người tiêu dùng địa phương nhờ lợi thế sân nhà, có sẵn thương hiệu, am hiểu được chính sách, luật pháp địa phương. Tuy nhiên, thách thức mà các doanh nghiệp nội phải đối mặt như lợi thế nguồn vốn lớn và kinh nghiệm quản lý tốt của các tập đoàn nước ngoài.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CtyCP Đầu tư thế giới di động (MWG) thì cho rằng, lợi thế về am hiểu thị trường, thị hiếu tiêu dùng của các doanh nghiệp Việt Nam là rất mơ hồ. Trường hợp Aeon của Nhật là một ví dụ điển hình khi thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Thực tế đã chứng minh chỉ trong thời gian rất ngắn, họ đã rất thành công trong việc chinh phục, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Nhìn chung, khách hàng luôn mong muốn mua được sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt, dịch vụ chăm sóc cao và đây không phải là cản trở gì lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo ông Khổng Phan Đức, Tổng giám đốc VietinBankSc, xu hướng M&A ngành bán lẻ đã diễn ra tương đối rầm rộ trong vài năm trở lại đây. Đây được xem như là con đường tắt cho doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường bán lẻ.

Phân tích thêm về xu hướng này, ông Cường cho hay, đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, làn sóng M&A là tất yếu và cạnh tranh sẽ gia tăng. Các doanh nghiệp trong nước lúc này không chỉ dựa trên lợi thế hiện có, mà còn cần phát huy lợi thế để phát triển; cạnh tranh là khó khăn nhưng đồng thời cũng chính là động lực phát triển, gia tăng thị phần./.

Duy Thái

推荐内容