Liên quan đến việc Pacific Airlines trả toàn bộ đội tàu bay,ụcHàngkhôngyêucầuPacificAirlinesbáocáophươngántáicơcấuđộitàkết quả celaya tạm dừng hoạt động để tái cơ cấu, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản yêu cầu 3 nội dung với hãng hàng không này.
Thứ nhất, phải đảm bảo quyền lợi của hành khách đã mua vé trên các chuyến bay của Pacific Airlines theo quy định của pháp luật.
Hãng có trách nhiệm hoàn trả tiền vé cho hành khách mà không thu bất kỳ khoản tiền nào trong trường hợp chuyến bay bị hủy và hành khách không có nhu cầu sử dụng dịch của vụ của Pacific Airlines trong giai đoạn tạm dừng khai thác đội tàu bay.
Thứ hai, hãng khẩn trương thực hiện việc tái cơ cấu đội tàu bay, đưa tàu bay vào khai thác trở lại trong thời gian sớm nhất; báo cáo Cục Hàng không về phương án, kế hoạch tái cơ cấu đội tàu bay, phương án khai thác trước ngày 22/3.
Thứ ba, Pacific Airlines trả lại các slot không sử dụng trong giai đoạn hãng dừng khai thác để thực hiện việc tái cơ cấu đội tàu bay và do ảnh hưởng của việc giảm số lượng tàu bay.
Trước đó, do tác động của dịch Covid-19, Pacific Airlines phải đối diện với khó khăn về tài chính, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán. Ước tính lỗ lũy kế của Pacific Airlines đến cuối năm 2022 lên hơn 10.700 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 6.700 tỷ đồng.
Trước tình hình trên, Vietnam Airlines (cùng các cổ đông đã đi tới quyết định trả hết toàn bộ máy bay của Pacific Airlines để xóa nợ). Ngày 18/3, chiếc máy bay cuối cùng của hãng đã rời khỏi Việt Nam.
Pacific Airlines là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, từng được hãng hàng không Qantas Group của Úc rót tiền đầu tư. Tháng 10/2020, Qantas Group thực hiện các thủ tục rút khỏi Pacific Airlines và chuyển giao lại 30% cổ phần cho Vietnam Airlines theo hình thức tặng lại. Đến quý I/2022, thương vụ hoàn tất, Vietnam Airlines nắm giữ gần 99% cổ phần tại Pacific Airlines kể từ đó đến nay.
Được biết, Vietnam Airlines sẽ cho Pacific Airlines thuê khô (thuê tàu, không bao gồm phi hành đoàn) 3 tàu bay để duy trì khai thác.