Quy hoạch điện VIII bộn bề âu lo | |
Chính sách phải minh bạch,ầncơchếđặcthùđểthựchiệnQuyhoạchđiệbảng xếp hạng lecce gặp torino ổn định mới thu hút nhà đầu tư bỏ vốn vào điện | |
Báo cáo Thủ tướng xem xét phê duyệt Quy hoạch điện VIII đầu tháng 12 |
Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm nhấn đáng chú ý tại Quy hoạch điện VIII. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhiều điểm bất ổn
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi nhiều bộ ngành, doanh nghiệp liên quan về nội dung Dự thảo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Trong phần góp ý gửi tới Bộ Công Thương mới đây, EVN đã đưa ra nhiều phân tích, góp ý xác đáng.
Cụ thể, đối với các định hướng chính trong Quy hoạch điện VIII, về dự báo nhu cầu điện, EVN nêu rõ, nhu cầu điện được dự báo theo các kịch bản tăng trưởng GDP (kịch bản cao, kịch bản cơ sở và kịch bản thấp).
Tuy nhiên cơ cấu thành phần phụ tải điện tại các năm mốc quy hoạch của các kịch bản tương đương nhau. Bên cạnh đó, tỷ trọng nhu cầu điện của các ngành thương mại-dịch vụ, nông nghiệp-lâm nghiệp-thuỷ sản có xu hướng giảm là chưa phù hợp với định hướng chuyển dịch kinh tế sang hướng thương mại, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao tại Nghị Quyết 55-NQ/TƯ về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Về năng lượng sơ cấp, quy hoạch không đưa ra được đánh giá nguồn năng lượng sơ cấp, tỷ trọng nguồn năng lượng sơ cấp trong nước và nhập khẩu cho sản xuất điện để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và các vấn để liên quan đến nhập khẩu nhiên liệu (khí thiên nhiên hóa lỏng, than nhập khẩu...) như: khả năng nhập khẩu, hạ tầng nhập khẩu...
Về quy hoạch phát triển nguồn điện, theo EVN, trong Quy hoạch điện VIII chủ yếu định hướng phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) và nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), nhưng với quy hoạch mang tính động, mở nên chưa xác định quy mô, vị trí tiềm ẩn một số khó khăn trong quá trình thực hiện.
Đồng thời tỷ trọng nguồn truyền thống thấp, trong khi tỷ trọng NLTT quá lớn (cao hơn mục tiêu tại Nghị quyết 55) sẽ tác động lớn đến công tác đầu tư, vận hành hệ thống điện và đảm bảo an ninh cung cấp điện.
Về quy hoạch lưới điện truyền tải vẫn được phát triển theo hướng tiếp tục xây dựng các đường dây truyền tải xoay chiều (HVAC) 500kV-220kV trên cơ sở nhu cầu truyền tải.
Điều này dẫn đến khối lượng đầu tư lưới rất lớn, sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện đặc biệt bố trí quỹ đất cho các công trình điện. Bên cạnh đó đường trục 500kV Bắc – Nam được đấu nối quá nhiều nguồn điện nên không thực hiện được vai trò là “xương sống” của hệ thống điện Việt Nam nhằm vận hành tối ưu các nguồn điện.
Đến nay, hệ thống điện Việt Nam đã là hệ thống điện lớn và phát sinh rất nhiều khó khăn trong việc vận hành an toàn ổn định hệ thống. Do vậy, cần quy hoạch và lộ trình thực hiện đề từng bước phân tách hệ thống điện theo các miền/vùng/tiểu vùng nhằm giảm dòng ngắn mạch, nâng cao độ tin cậy, giảm thiểu các tác động, các sự cố lan truyền trên hệ thống.
"Trong đó xem xét sớm đưa vào công nghệ truyền tải 1 chiều áp dụng cho truyền tải Bắc - Nam và liên kết các vùng/miền", văn bản do Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh ký nêu rõ.
Cần cơ chế, chính sách đặc thù
Theo EVN, trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách.
Việc ban hành các cơ chế đặc thù này đã giúp cho ngành điện triển khai ngay được nhiều công trình điện trọng điểm, góp phần đảm bảo cung cấp điện trong suốt thời gian qua.
Do vậy, với khối lượng đầu tư rất lớn trong Quy hoạch điện VIII cần phải có những cơ chế tương tự và để có thể triển khai hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án, nhất là trong bối cảnh nhiều luật mới được sửa đổi bổ sung, chưa có nghị định hướng dẫn, nhiều nội dung còn chồng chéo và bị chi phối bởi nhiều luật, nghị định hướng dẫn.
Đối với các nhóm cơ chế đầu tư phát triển điện lực, sau Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, việc lựa chọn nhà đầu tư vào dự án điện sẽ phải thực hiện thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể đối với việc thực hiện các dự án điện trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, cần thiết phải có ngay, thống nhất các quy định cụ thể trong nguyên tắc lựa chọn, xác định nhà đầu tư nhằm tránh ảnh hưởng đến tiến độ các công trình điện đang trong giai đoạn triển khai.
EVN cũng đề cập tới vấn đề cơ chế bảo lãnh Chính phủ cho nhà đầu tư theo hình thức Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT) có thể không còn được áp dụng. Do đó, đối với các dự án nguồn điện trong tương lai sẽ chủ yếu được thực hiện theo hình thức dự án điện độc lập (IPP), cần thiết có các cơ chế điều chỉnh phù hợp đối với các dự án BOT đã giao chủ đầu tư và đang thực hiện đàm phán.
Ngoài ra, với việc bổ sung khối lượng lớn các dự án nguồn nhiệt điện và LNG do chủ đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài như trong dự thảo, sẽ cần thiết có cơ chế mua điện phù hợp nhằm đảm bảo rủi ro cho các nhà đầu tư thay cho hình thức BOT trước đây, đảm bảo duy trì thu hút vốn đầu tư vào nguồn điện.
Đối với đấu thầu lưới điện, EVN góp ý xem xét chỉ đấu thầu lưới điện đấu nối đi kèm các dự án nguồn (đấu thầu chung với các dự án nguồn) và không đấu thầu các dự án lưới truyền tải có tính chất xương sống/liên kết trong hệ thống điện và đảm bảo an toàn vận hành hệ thống, an ninh cung cấp điện (do EVN/NPT đầu tư)...
Theo Dự thảo Quy hoạch Điện VIII, tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 khoảng 128,3 tỷ USD. Trong đó, vốn cho nguồn điện là 95,4 tỷ USD, cho lưới điện khoảng 32,9 tỷ USD. Giai đoạn 2021 – 2030, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỷ USD (9,5 tỷ USD cho nguồn và 3,3 tỷ USD cho lưới). |