【kq bóng đá tay ban nha】Lên tiếng vì môi trường an toàn cho trẻ
Các em bày tỏ chính kiến tại diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói”
Từ những nguyện vọng
Theêntiếngvìmôitrườngantoànchotrẻkq bóng đá tay ban nhao thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, mỗi năm, toàn tỉnh bình quân có đến 33 vụ XHTD trẻ em, tương đối cao so với mức trung bình cả nước. Em Trần Ngọc Khánh Quỳnh (Nam Đông) bày tỏ: “Chúng em rất lo lắng nhưng lại thiếu kỹ năng phòng chống xâm hại? Em mong muốn có những giải pháp để chúng em có một môi trường sống an toàn”. Các em còn trăn trở trước những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, như: bạo lực học đường, bạo lực gia đình hay bố mẹ chưa quan tâm và lắng nghe con. Tình trạng bố mẹ đưa ảnh con lên facebook mà không hỏi ý kiến khiến trẻ khó xử. Em Lê Thị Kim Phụng (A Lưới) nêu lên thực trạng các đường link xấu tràn lan trên mạng xã hội đã tác động không tốt đến sức khỏe, học tập và nhân cách của một bộ phận trẻ em, vậy các ngành chức năng đã có giải pháp nào để hạn chế tình trạng trên ?
Tại diễn đàn, các em mong muốn, cần được hài hòa trong việc học và vui chơi, cần được rèn luyện những kiến thức, kỹ năng toàn diện để trẻ em có thể tự bảo vệ mình phòng tránh những nguy cơ bị xâm hại. Có quá nhiều cuộc thi trong nhà trường nhưng lại không có sự sắp xếp hợp lý đã tạo áp lực thi cử cho các em. Nhà trường đã có những tiết học về giới tính, nhưng cách truyền tải vẫn chưa hấp dẫn khiến học sinh hiểu mơ hồ kiến thức về giới tính.
Các em bày tỏ chính kiến tại diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói”
Em Trần Khánh Linh, đại diện học sinh TP. Huế, chuyển tải thông điệp: “Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1/6/2017, chúng em cần các cấp có giải pháp để luật thực sự có hiệu lực, tránh tình trạng “có cũng như không”. Chúng em cần có môi trường sống từ gia đình đến nhà trường và xã hội lành mạnh, an toàn. Dù chúng em sinh ra trong hoàn cảnh nào, dù sống ở thành phố, nông thôn, miền núi hay vùng đầm phá... cũng mong được đến trường, học tập, bảo vệ và phát triển. Chúng em mong không còn tình trạng trẻ bị bạo hành, lạm dụng tình dục, bắt cóc, tai nạn đuối nước…”
Đồng hành cùng các em
Tại diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói”, Trung tá Nguyễn Trường Sơn, Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh thông tin: “Tình hình tội phạm XHTD trẻ em có nhiều diễn biến phức tạp, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Các đối tượng lợi dụng trẻ em ở nhà một mình, sự thiếu hiểu biết về giới tính và khả năng phòng vệ yếu của các bé gái để thực hiện hành vi. Nguyên nhân, do sự phát triển nhanh của mạng internet. Việc nhắn tin làm quen, yêu đương qua mạng xã hội mà không rõ nhân thân của đối tượng kết bạn, nên tiềm ẩn nguy cơ trẻ em bị âm hại là rất cao”.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, phòng ngừa cần bắt đầu từ gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, trường học cần trang bị cho học sinh những kỹ năng tự bảo vệ mình; những dấu hiệu nhận biết đã, đang và có khả năng bị xâm hại cũng như một số kỹ năng thoát khỏi nguy cơ bị XHTD. Những kiến thức và kỹ năng sống đơn giản là yếu tố đầu tiên để giúp trẻ có thể nhận biết được nguy cơ.
Để giúp trẻ em phòng chống XHTD, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phan Minh Nguyệt chia sẻ: “Trẻ em miền núi cũng như miền xuôi đều luôn được đảm bảo quyền học hành và quyền được vui chơi khi có nhiều chính sách hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Toàn tỉnh có 760 cộng tác viên ở cơ sở có thể giám sát, hướng dẫn và giúp đỡ trẻ có môi trường sống an toàn. Các em có thể gọi đến đường dây nóng miễn phí để được hỗ trợ kịp thời. Các em nên tâm sự, trao đổi với bố mẹ để có cách giải quyết hợp lý nhất. Ngoài ra, trẻ cũng nên tham gia vào những sân chơi lành mạnh để phát triển và hoàn thiện nhân cách đúng với độ tuổi”.
Bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh cho biết: “Từ diễn đàn này, các em hoàn toàn có khả năng và quyền để phát biểu về những vấn đề liên quan đến mình. Diễn đàn chính là nơi gửi gắm niềm tin của trẻ em đến với các cấp lãnh đạo về những vấn đề mà các em đang quan tâm, cần sự chia sẻ. Tiếng nói của các em sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng xem xét, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng chính đáng của trẻ em”.
Huế Thu