【kqbd world cup】Những lưu ý khi nuôi tôm trong mùa mưa
(CMO) Những năm gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan và bất thường. Thiên tai xảy ra liên tiếp trên phạm vi rộng, trái quy luật, đặc biệt là mưa lớn, bão... đã ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.
Ông Ðỗ Chí Sĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản, cho biết, Chi cục vừa phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản Nam Bộ lấy mẫu quan trắc môi trường nước mặt tại 11 điểm quan trắc trên các tuyến sông đầu nguồn trên địa bàn tỉnh.
Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu như: nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, S2-, COD, chỉ tiêu vi sinh Vibrio parahaemolyticus đều nằm trong giới hạn cho phép và thích nghi cho thuỷ sản nuôi phát triển.
Người nuôi lưu ý chọn con giống tốt, đã qua xét nghiệm để thả nuôi, thả tôm với mật độ vừa phải.
Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu môi trường nước có giá trị nằm ngoài ngưỡng cho phép.
Cụ thể như, chỉ tiêu ô xy hoà tan (DO) trên các tuyến sông: Lương Thế Trân, sông Thị Tường và kênh xáng Ðội Cường có hàm lượng từ 2-2,5 mg/lít, thấp hơn ngưỡng cho phép, giá trị này không thích hợp cho thuỷ sản nuôi phát triển. Chỉ tiêu N-NO2- trên các tuyến sông: ngã ba Vàm Ðầm, sông Ðầm Dơi, sông Cái Ðôi, ngã ba Vàm Ðình, Lương Thế Trân, sông Cái Ðôi Vàm, sông Ðường Kéo, kênh xáng Ðội Cường, sông Thị Tường và kênh xáng Tân Hưng có hàm lượng từ 0,076-0,233 mg/lít, vượt ngưỡng cho phép từ 1,52-4,66 lần, giá trị này không thích hợp cho thuỷ sản nuôi phát triển. Chỉ tiêu N-NH4+ trên các tuyến sông: ngã ba Vàm Ðầm, sông Ðầm Dơi, sông Cái Ðôi, ngã ba Vàm Ðình, Hoà Mỹ - Cống Ðá, Lương Thế Trân và sông Thị Tường có hàm lượng từ 0,988-2,267 mg/lít, vượt ngưỡng cho phép từ 1,1-2,52 lần, giá trị này không thích hợp cho thuỷ sản nuôi phát triển...
Hiện nay, Cà Mau đã vào mùa mưa, dự báo sẽ có nhiều cơn mưa lớn trong thời gian tới, nhiệt độ thấp nhất từ 25-26oC, nhiệt độ cao nhất từ 30-33oC.
Trước tình hình trên, Chi cục Thuỷ sản khuyến cáo đến người nuôi trồng thuỷ sản một số biện pháp chăm sóc tôm nuôi để phòng tránh thiệt hại trong sản xuất như: cải tạo ao, vuông thật kỹ, đúng quy trình để loại bỏ mầm bệnh còn tồn đọng; lắng, lọc, diệt khuẩn và xử lý nước trước khi lấy vào ao, vuông nuôi, nhất là những khu vực có hàm lượng các chất ô nhiễm, vi khuẩn cao; chủ động nguồn nước sạch và có nơi trữ nước để cung cấp, thay nước cho ao, vuông nuôi khi cần thiết; hạn chế trao đổi nước trực tiếp với môi trường bên ngoài sông, rạch khi chưa qua xử lý.
Người nuôi tôm phải thường xuyên kiểm tra pH ao, vuông nuôi
Thường xuyên kiểm tra pH ao, vuông nuôi, duy trì pH ở mức thích hợp 7,5-8,5, dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị. Tập trung gia cố bờ bao, cống để tránh sạt lở và nước tràn bờ làm thuỷ sản thất thoát. Trong những ngày có mưa, hộ nuôi cần: tháo bỏ lớp nước mặt trong và sau khi mưa, đồng thời tăng cường quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước. Dùng vôi nông nghiệp, hoặc vôi sống tạt trên bờ trước khi mưa, sau khi mưa hoà vôi trong nước tạt đều quanh ao/vuông nuôi (từ 10-20 kg/1.000 m2 ao nuôi). Chủ động giảm hoặc ngưng cho tôm ăn trong thời gian mưa. Sau khi mưa cần bổ sung các chất tăng sức đề kháng, chế phẩm vi sinh giúp ổn định môi trường, hạn chế khí độc trong ao, vuông nuôi.
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố thuỷ lý, hoá trong ao, vuông và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi, để kịp thời phát hiện diễn biến mầm bệnh, nhất là vào những ngày nắng nóng. Ðịnh kỳ bổ sung men tiêu hoá, vi lượng, khoáng chất, vitamin..., đặc biệt là vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Người nuôi lưu ý chọn con giống tốt, đã qua xét nghiệm để thả nuôi, thả tôm với mật độ vừa phải, đối với tôm thẻ chân trắng nuôi ao đất mật độ 60-70 con/m2, ao lót bạt 100-150 con/m2, đối với tôm sú 15-20 con/m2.
Ngoài ra, người nuôi nên thường xuyên theo dõi các thông báo, khuyến cáo tại địa phương, các tin tức trên báo, đài, các trang thông tin điện tử để nắm bắt thông tin và có biện pháp ứng phó kịp thời khi cần thiết.
Theo báo cáo nhanh, trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm thâm canh bị bệnh 31,5 ha; tôm quảng canh cải tiến bị bệnh 12.806,14 ha, mức độ thiệt hại từ 35-80% diện tích tôm nuôi bị bệnh. Diện tích cua nuôi quảng canh kết hợp tôm bị bệnh 14.162,1 ha, xảy ra rải rác ở các huyện, mức độ thiệt hại từ 20-60%, đã được cán bộ cơ sở hướng dẫn phòng bệnh tổng hợp./.
Trung Ðỉnh
(责任编辑:Thể thao)
- Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- MSB và Ngân Lượng hợp tác kiến tạo tương lai thanh toán số
- Vietjet chào mừng chuyến bay đầu tiên giữa Kuala Lumpur và Hà Nội
- Lãi suất cho vay từ nay đến cuối năm có giảm thêm?
- Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Thái Bình: GRDP tăng 7,32%, thu hút đầu tư vượt 38.000 tỷ đồng
- Soi kèo phạt góc Pyunik vs Trans Narva, 22h ngày 13/7
- Thái Bình: GRDP tăng 7,32%, thu hút đầu tư vượt 38.000 tỷ đồng
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Cần kiểm soát chặt chẽ hàng hóa thương mại điện tử
- Giá vàng hôm nay 28/11: USD suy yếu, vàng tiếp tục hồi phục nhẹ
- Soi kèo phạt góc Oster vs Skovde AIK, 0h ngày 15/7
- Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- Soi kèo phạt góc Club Tijuana vs Cruz Azul, 10h10 ngày 15/7
- Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- Chuyên gia: Không nên mua bán khi giá vàng biến động khó lường
- Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp không chỉ dựa vào giảm thuế
- Bộ Xây dựng: Nhiều dự án bất động sản tại Phú Thọ có sai phạm
- Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- Tuần Du lịch