>> Trường Đại học Tài chính – Marketing: Tăng tính tự chủ từ cơ chế mới
Nội dung của đề án là cho phép Đại học Kinh tế quốc dân được tự chủ ở mức cao, nhằm chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.
Theo đề án, trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh; bảo đảm mức thu học phí bình quân (của các chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của trường theo quy định.
Đặc biệt, trường được quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên; học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm quyết định này có hiệu lực, trường thu học phí với mức tăng tối đa không quá 30% của năm trước liền kề, kể từ thời điểm có hiệu lực.
Cụ thể về học phí, trường sẽ thu học phí ổn định theo kế hoạch nêu trong đề án với mức thu học phí bình quân (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014- 2015 là 9,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
Năm học 2015- 2016 mức thu tăng lên 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016-2017 là 13,5 triệu đồng/sinh viên/năm.
Cũng theo đề án, trường được quyền chủ động cân đối nguồn thu và huy động các nguồn lực khác; quyết định các dự án đầu tư, mua sắm, sửa chữa để phát triển tổng thể cơ sở vật chất của trường, theo mô hình trường đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, trường có quyền quyết định việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất và giá trị thương hiệu của Trường để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn.
Tuy nhiên, đề án cũng quy định trường phải công khai quy chế chi tiêu nội bộ. Hàng năm, quy chế này phải được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn trường, để sửa đổi, bổ sung và được thông qua tại hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức của trường.
Cùng với Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Hà Nội và Đại học Tài chính- Maketting cũng là những trường thuộc diện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Việc thí điểm này nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi NSNN, đồng thời không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách... |
Sâm Linh