(HG) - Viện KSND huyện Châu Thành vừa phối hợp với tòa án cùng cấp xét xử rút kinh nghiệm vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng đặt cọc trên địa bàn huyện.
Quang cảnh phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm.
Theửrtkinhnghiệmvụntranhchấphợpđồngđặtcọkqbd tnko nội dung vụ án, ngày 22-4-2022 ông T. và ông C. thỏa thuận đặt cọc 200.000.000 đồng để đảm bảo cho việc ông T. sẽ nhận chuyển nhượng nhà và đất của ông C. với giá chuyển nhượng là 1,75 tỉ đồng. Ông C. đã nhận đủ số tiền cọc và đã giao nhà cho ông T. quản lý, sử dụng. Tuy nhiên, phía ông C. nhiều lần liên hệ với ông T. để thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhưng ông T. không phản hồi, nên ông C. đã chuyển nhượng cho người khác. Do đó, ông T. khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc, buộc ông C. trả lại tiền đặt cọc, nhưng ông C. không đồng ý.
Tại phiên tòa, kiểm sát viên cho rằng, xét thấy nội dung hợp đồng đặt cọc không thỏa thuận thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, đồng thời tài sản chuyển nhượng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ông C. và vợ, nhưng hợp đồng đặt cọc chỉ do ông C. đứng tên thực hiện, do đó đề nghị tuyên hợp đồng đặt cọc vô hiệu.
Qua nghị án, Hội đồng xét xử thống nhất với đề nghị của viện kiểm sát, tuyên hợp đồng đặt cọc vô hiệu, buộc ông C. có nghĩa vụ trả lại tiền cọc đã nhận của ông T.
Theo Viện KSND huyện, quý I, các tranh chấp liên quan đến đất đai chiếm đến 70% lượng án dân sự được tòa án thụ lý, trong đó tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có dấu hiệu gia tăng, bao gồm cả tranh chấp về hợp đồng đặt cọc. Do đó, việc tăng cường xét xử rút kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được thấu tình, đạt lý.
B.B