【kq hang 2 phap】Bộ TN&MT đề xuất bãi bỏ và đơn giản hóa 60% điều kiện kinh doanh
Ngày 20/4, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến nội dung đề xuất đơn giản hoá điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ TN&MT.
Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết: Năm 2017, Bộ TN&MT đã tổ chức rà soát, đánh giá các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc 18 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước và đề xuất đơn giản các điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ngày 10/4/2017, Bộ TN&MT đã có văn bản gửi Văn phòng chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo kết quả rà soát và đề xuất kiến nghị đơn giản hoá điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Theo đó, Bộ TN&MT kiến nghị bãi bỏ và đơn giản hoá 76/163 điều kiện kinh doanh thuộc 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện của lĩnh vực TN&MT, trong đó bãi bỏ 60 điều kiện, đơn giản hoá 16 điều kiện, sửa đổi; 8 thủ tục hành chính; 6/9 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ được đề xuất bãi bỏ, đơn giản điều kiện đầu tư kinh doanh, bao gồm: Đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn; đo đạc và bản đồ.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, năm 2018, Bộ TN&MT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đánh giá và đề xuất bãi bỏ và đơn giản hoá thêm các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý. Theo đó, Bộ TN&MT đề xuất bãi bỏ và đơn giản hoá 99/163 điều kiện đầu tư kinh doanh (chiếm 60%, cao hơn đề xuất năm 2017 14%), trong đó bãi bỏ 69 điều kiện; đơn giản hoá 30 điều kiện và bãi bỏ 10 thủ tục hành chính.
Tại Hội thảo, bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ TN&MT cho biết: Việc bãi bỏ, đơn giản hoá các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của nhà nước của Bộ, tập trung chủ yêu vào nhóm các điều kiện chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau; các điều kiện chưa thực sự phù hợp, hạn chế khả năng, hạn chế khả năng đóng góp của các cá nhân có năng lực; các điều kiện can thiệp quy mô sâu của doanh nghiệp…
Cụ thể: Lĩnh vực đất đai bãi bỏ, sửa đổi 17 điều kiện kinh doanh; Lĩnh vực môi trường bãi bỏ 42 điều kiện đầu tư kinh doanh; Lĩnh vực khoáng sản bãi bỏ 8 điều kiện đầu tư kinh doanh; Lĩnh vực tài nguyên nước bãi bỏ 27 điều kiện đầu tư kinh doanh; Lĩnh vực thuỷ văn, đo đạc bản đồ bãi bỏ 5 điều kiện đầu tư kinh doanh.
Tại Nghị quyết số 98/NQ-CP vừa được ban hành ngày 3/10/2017, Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho việc cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh. Cụ thể, Nghị quyết xác định việc “bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng” là một trong 5 nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chính phủ giao các Bộ, cơ quan tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. |
相关推荐
- Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- 26 cán bộ được cập nhật kiến thức quốc phòng
- Càng khó khăn càng phải đoàn kết, tất cả vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân
- Huy động công an, quân đội vào miền Nam hỗ trợ chống dịch đã đạt kết quả ra sao?
- Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân Covid
- Chuẩn Đô đốc Trần Thanh Nghiêm phụ trách Tư lệnh Hải quân
- Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an Quảng Ninh được thăng hàm Thiếu tướng