Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất khẩu hàng hóa,ấtkhẩuBigravenhPhướctăngtrưởngtrongkhoacutekhăkeonhacai.com 88 ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, nhất là DN trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ DN đổi mới trang thiết bị, tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại để quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu. NHIỀU KHỞI SẮC Năm 2014, các DN trong tỉnh đã xuất khẩu 26.697 tấn điều nhân, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do một số DN chế biến điều đã đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, đổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, thiết bị, Công ty TNHH Hoàng Sơn I (xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng) đã xuất khẩu 10.500 tấn điều nhân, tăng gần gấp đôi so với năm 2013. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước Mỹ, Nga, Úc, Trung Quốc và một số nước ở Trung Đông, châu Âu. Mủ cao su là một trong những mặt hàng thế mạnh của tỉnh. Những năm gần đây, tuy giá mủ liên tục giảm (bình quân 21,9%/năm), nhưng năm 2014, các DN cao su cũng đã xuất khẩu 132.751 tấn mủ thành phẩm, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2013. Công ty cổ phần Việt Sing (TP. Hồ Chí Minh) có nhà máy chế biến ở ấp 7, xã Minh Tâm (Hớn Quản) có dây chuyền sản xuất hiện đại. Hiện Việt Sing sản xuất cao su thiên nhiên dạng khối với các chủng loại SVR 3L, SVR 5L, SVR CV60 và đang lắp ráp thêm dây chuyền sản xuất SVR 10, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015. Với công suất 60 tấn/ngày, năm 2014, công ty đã xuất khẩu 4.200 tấn mủ cao su thành phẩm, tăng gần gấp đôi so với năm 2013. Nhiều DN nhà nước cũng xuất khẩu đạt và vượt chỉ tiêu, như: Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long xuất khẩu 5.300 tấn, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh xuất khẩu 2.900 tấn... Sản lượng xuất khẩu của các nhóm hàng dệt may, gỗ, nông sản khác... cũng tăng mạnh đã góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Đáng chú ý nhất là mặt hàng giày dép tăng 792,2% so với cùng kỳ. DOANH NGHIỆP FDI CHIẾM ƯU THẾ Theo đánh giá của Sở Công thương, nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu năm 2014 của tỉnh đạt kế hoạch và tăng mạnh so với cùng kỳ là do khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế tư nhân chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, nhưng chỉ tăng 0,1%. Trong khi kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 126,7% so cùng kỳ. Ngoài ra, các loại hàng hóa khác cũng tăng nhanh do nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia chế biến xuất khẩu. Sự tăng trưởng mạnh về xuất khẩu của các DN FDI bắt nguồn từ chính sách thu hút đầu tư đạt được những kết quả nhất định. Nhiều DN đã và đang tìm đến đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh. Đáng chú ý là Công ty TNHH Freewell (Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú),chuyên sản xuất giày thể thao xuất khẩu. Đây là DN có năng lực sản xuất lớn và ổn định. Mỗi năm DN tạo việc làm cho hàng ngàn lao động với thu nhập 3,5-7 triệu đồng/người/tháng, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh. Tuy nhiên, khối DN FDI chủ yếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài về sản xuất nên thực chất giá trị mang lại cho địa phương không lớn, chủ yếu là giải quyết việc làm cho người lao động. TIẾP TỤC THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP Theo đánh giá của Sở Công thương, khả năng tiếp cận thông tin và dự báo thị trường xuất khẩu của các DN trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các DN chế biến điều. Vì chủ DN đều đi lên từ nông dân. Do công nghệ chế biến đơn giản và có thể làm theo phương pháp thủ công nên khi nền kinh tế thuận lợi, nhiều hộ nông dân với nguồn lao động hiện có đã thành lập DN gia công hoặc thu mua nguyên liệu về dự trữ sản xuất, bán cho các công ty có khả năng xuất khẩu. Khi kinh tế khó khăn, DN xuất khẩu ngừng thu mua thì các DN này cũng tạm ngưng hoạt động. Ngoài ra, do hầu hết các DN chế biến nông sản là các DN nhỏ và vừa, tiềm lực và trình độ hạn chế nên không thể thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại ra nước ngoài và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Riêng mủ cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhưng chỉ mới dừng lại ở việc xuất khẩu nguyên liệu nên giá trị xuất khẩu không cao. Theo đại diện Sở Công thương, để kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tiếp tục tăng trưởng ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm 2015, tăng 14,8% so với năm 2014, thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN. Đó là làm tốt công tác thông tin, dự báo, bám sát tình hình thị trường; nắm bắt nhanh các thay đổi về chính sách đối với hàng hóa xuất khẩu; ưu tiên hỗ trợ DN đầu tư đổi mới công nghệ, quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ... Minh Luận |