【giải đá banh hôm nay】Giám sát nguồn lực phòng, chống Covid: Làm rõ trách nhiệm giải trình
Quốc hội sẽ giám sát việc huy động,ámsátnguồnlựcphòngchốngCovidLàmrõtráchnhiệmgiảitrìgiải đá banh hôm nay sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 Thành lập đoàn giám sát về việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 Kiểm toán nguồn lực phòng, chống dịch: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 3.431 tỷ đồng |
Tập trung giám sát việc sử dụng các nguồn lực
Trình bày về Kế hoạch giám sát chi tiết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, mục tiêu giám sát là đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Trong mỗi nội dung nêu trên làm rõ tình hình, thực trạng và thực hiện chính sách, pháp luật; kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế, yếu kém, bất cập; nguyên nhân (chủ quan, khách quan); bài học kinh nghiệm, đặc biệt là mối quan hệ và bài học kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng với công tác phòng chống dịch.
Về giám sát việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nội dung giám sát tập trung vào nguồn lực (vật lực, tài lực), gồm: ngân sách nhà nước, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, viện trợ ngoài nước, các chính sách tài khóa, các chính sách tiền tệ; nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước. Nhân lực, gồm: lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch được huy động trong ngành Y tế, Quân đội, Công an; lực lượng nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại phiên họp |
Về phạm vi giám sát, việc giám sát huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước; thời gian giám sát từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2022. Việc giám sát về y tế cơ sở, y tế dự phòng tiến hành từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2022. |
Đoàn giám sát dự kiến giám sát trực tiếp tại 14 bộ, ngành bao gồm các bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Y tế, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Về địa phương, dự kiến giám sát tại 12 địa phương gồm: TP. Hà Nội, TP.HCM, Hưng Yên, Quảng Ninh, Yên Bái, Nghệ An, Huế (hoặc Đà Nẵng), Kon Tum, Phú Yên, An Giang (hoặc Đồng Tháp), Cần Thơ, Tây Ninh (hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu).
Nêu ý kiến tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, đây là chuyên đề mang tính thời sự rất cao, trong bối cảnh vụ Việt Á đang có tác động rất lớn, do đó cần tập trung giám sát các nguồn lực, việc huy động nguồn lực chống dịch ở cả trong và ngoài nước. Theo Tổng Thư ký Bùi Văn Cường, cần có các tổ đi sâu đi sát để nắm thông tin về việc huy động nguồn lực ở nhiều nơi.
"Như vừa rồi các tổ giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi địa phương cũng có rất nhiều vấn đề, đi mấy đợt mới ra được chứ đi thoảng qua thì không hiệu quả. Tránh nghe 1 chiều báo cáo mà không có thông tin nhiều chiều" - Tổng Thư ký Quốc hội cho hay.
Tránh tạo thêm áp lực cho ngành Y tế
Nhấn mạnh giám sát tối cao của Quốc hội phải đề cao trách nhiệm giải trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận xét kế hoạch giám sát chưa thấy nói tới trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm giải trình đây được hiểu là đối tượng được giám sát đã thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước chưa. Mặt nào tốt, mặt nào tồn tại yếu kém và trách nhiệm thế nào? Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm theo quy định pháp luật, trách nhiệm hành chính, kể cả sai phạm thì có đề xuất cơ quan khác biện pháp xử lý, Chủ tịch Quốc hội giải thích.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp. |
Về giám sát chuyên đề trên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý đoàn giám sát không nên đi sâu vào "kiểm đếm" các con số mà tận dụng kết quả của cơ quan thanh tra, kiểm toán để xem những vấn đề gì cần làm rõ thêm, sâu hơn. Trong đó, cần phân tích rủi ro trong từng lĩnh vực để làm trọng tâm giám sát, không dàn đều và gắn với trách nhiệm giải trình.
Về nguyên tắc, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần tránh chồng chéo với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác, không được gây ảnh hưởng đến hoạt động trong lĩnh vực y tế nói chung từ trung ương đến địa phương, không đi quá nhiều, tránh tạo thêm áp lực cho ngành Y tế. Đồng thời, chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả giám sát, tránh tính hình thức, không hiệu quả.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, kế hoạch dự kiến của Đoàn giám sát là sẽ đi tối đa 12 tỉnh, thành, cũng có thể là 8 tỉnh thành, tối đa trong 10 ngày và tránh hết sức chồng chéo với các hoạt động khác của Quốc hội tại địa phương.
Theo kế hoạch, trong tháng 11 và tháng 12/2022, đoàn đại biểu Quốc hội chủ trì, phối hợp với Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát tại địa phương. Trong tháng 1/2023 sẽ tiếp nhận báo cáo (thời điểm tùy theo chủ thể giám sát), sau đó tiến hành tập hợp, tổng hợp các ý kiến. Trong tháng 2 và tháng 3/2023, trên cơ sở tổng hợp báo cáo kết quả của các đối tượng giám sát và báo cáo kết quả giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tại địa phương, báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Đoàn giám sát sẽ giám sát trực tiếp tại một số bộ, ngành, địa phương. Trong đó, chú trọng những nơi có tình hình nổi bật, có tính đại diện về vùng, miền, kinh tế - xã hội, là điểm nóng về dịch Covid-19, có vấn đề nổi cộm về y tế cơ sở, y tế dự phòng trong thời gian vừa qua. Tổ chức 1 hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và phòng, chống dịch. Trong tháng 3/2023, Đoàn giám sát tổ chức làm việc với Chính phủ để thống nhất các nội dung của Báo cáo kết quả giám sát. Trước 31/3/2023, Đoàn giám sát hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, phim minh họa và dự thảo Nghị quyết để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2023. Trong tháng 5/2022, Đoàn giám sát trình Quốc hội Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 5. |
相关文章
9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
Việc công bố số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận các ý kiến2025-01-11Xu hướng phục hồi của thị trường vẫn tích cực
Thị trường tài chính Việt Nam duy trì đà tăng trưởng tích cựcThị trường có thể sẽ hồi phục trong phi2025-01-11Theo dõi chặt chẽ, tăng cường dự báo để chủ động hỗ trợ thị trường chứng khoán
Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán bền vữngThứ trưởng Nguyễn Đức Chi: “Luôn chủ động có phư2025-01-1120 KEIDANREN and JCCI scholarships awarded to Hue University students
');this.closest('table').remove();"> Awarding scholarships to studentsThis year, there are 20 stude2025-01-11Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
Panetolikos và Olympiacos bước vào trận đấu muộn vòng 17 giải VĐQG Hy Lạp 2024/2025-01-11Tổ chức mua lương thực dự trữ quốc gia công khai minh bạch
Công tác kiểm tra chất lượng gạo dự trữ nhập kho tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đà Nẵng. Ảnh: TCDTN2025-01-11
最新评论