【league uc】Tình hình Biển Đông ngày 16/11: Trung Quốc sử dụng chiến thuật nước đôi ở Biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyTrungQuốcsửdụngchiếnthuậtnướcđôiởBiểnĐôleague uco những tin tức mới nhất trên báo chí, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bày tỏ mong muốn Singapore sẽ đóng vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong năm 2015 cũng như việc đàm phán bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC để có thể xác định rõ mục tiêu và tiến trình ký kết COC.
Trong khi đó, tuyên bố của Chủ tịch ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua ở Myanmar tiếp tục khẳng định quan ngại về tình hình Biển Đông, nhắc lại lập trường các bên cần tuân thủ nguyên tắc luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kêu gọi các bên kiềm chế, tránh có hành động làm leo thang căng thẳng.
Tình hình Biển Đông ngày 16/11: Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố tình hình biển Đông ‘về cơ bản vẫn ổn định’. Ảnh Giáo Dục
Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) bình luận, mặc dù tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei chưa được giải quyết nhưng không phải "vấn đề chủ đạo" tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần này (?!). Ông Lý Hiển Long khi trả lời phỏng vấn đã khẳng định, ASEAN một mặt cần phải xử lý tốt vấn đề Biển Đông, mặt khác cũng không hy vọng Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể ASEAN - Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định, Bắc Kinh đang sử dụng chiến thuật "2 quỹ đạo" để đối phó với vấn đề Biển Đông, tức một mặt tiếp tục đòi đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp, mặt khác cùng ASEAN "duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông"?!
Cũng nhằm tìm cách lái sự chú ý của dư luận khu vực và quốc tế khỏi căng thẳng trên Biển Đông, ông Lý Khắc Cường tuyên bố trước hội nghị thượng đỉnh Đông Á: Mặc dù Trung Quốc và "một số quốc gia cá biệt ASEAN" vẫn tồn tại tranh chấp ở Biển Đông, nhưng điều này đã không ảnh hưởng đến ổn định tổng thể ở Biển Đông, tự do hàng hải, an toàn trên Biển Đông vẫn được đảm bảo.
Tình hình Biển Đông ngày 16/11: Trung Quốc áp dụng chính sách ‘2 quỹ đạo’ ở biển Đông. Ảnh minh họa
Mặc dù tiêu đề bài báo của Thời báo Hoàn Cầu nói về phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, nhưng nội dung chủ yếu đề cập đến phát biểu của ông Lý Khắc Cường nhằm giải thích với hội nghị rằng, Biển Đông "về cơ bản vẫn ổn định".
"Láng giềng không thể lựa chọn được, chung sống với nhau lâu nay cúi đầu thì không thấy ngẩng đầu thì nhìn thấy, việc va chạm với nhau là khó tránh khỏi. Người Trung Quốc xem nhân nghĩa là cái đẹp, chỉ cần chúng ta trước sau như một chân thành với nhau, tìm kiếm điểm chung và gác lại sự khác biệt thì sẽ không có khó khăn nào mà không vượt qua", tờ báo dẫn lời ông Lý Khắc Cường cho biết.
Cũng trong thời gian này, tại thành phố Busan, miền nam Hàn Quốc vừa diễn ra hội thảo với chủ đề "Phương hướng giải quyết mang tính hòa bình trong vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông" vào ngày 14/11 vừa qua.
Đây là cuộc hội thảo lần thứ tư về vấn đề Biển Đông do Đại học Youngsan (Hàn Quốc) và Hội người Hàn Quốc yêu Việt Nam (VESAMO) phối hợp tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, học giả Hàn Quốc và Việt Nam.
Tình hình Biển Đông ngày 16/11: Hội thảo khoa học về Biển Đông tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa
Phát biểu trong hội thảo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học Youngsan kiêm Tổng Thư ký VESAMO nhấn mạnh đây là dịp để các nhà nghiên cứu và học giả hai nước trao đổi các vấn đề mang tính pháp lý quốc tế liên quan đến thực trạng tranh chấp ở Biển Đông; lập trường, quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông... Từ đó giúp các nhà khoa học tìm ra những phương hướng giải quyết manh tính hòa bình trong vấn đề này.
Tại hội thảo, các báo cáo tham luận và phản biện của các nhà khoa học tập trung làm rõ ba chủ đề chính, gồm: Những vấn đề mang tính pháp lý quốc tế liên quan yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc tại Biển Đông; lập trường và quan điểm của Việt Nam về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc tại Biển Đông; những vấn đề mang tính pháp lý trong việc thi hành luật biển ở Biển Đông trong thời gian gần đây và hệ thống luật biển có liên quan của Trung Quốc.
Trong quá trình diễn ra hội thảo, các đại biểu được tiếp cận các tài liệu, sách, báo của nhiều nhà nghiên cứu, học giả quốc tế đã được đăng tải và được dư luận đánh giá cao về căn cứ pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông; tính phi lý trong yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Minh Thùy (tổng hợp từ Giáo Dục, Nhân Dân)
Nhật Bản, Ấn Độ quyết không nhượng bộ Trung Quốc trên biển Đông
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/812b297069.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。