Các cổ phiếu lớn tăng với thanh khoản nhỏ Thị trường chuyển biến từ tâm lý bi quan sang lạc quan quá nhanh mà không có yếu tố kích thích đáng kể nào. Thậm chí mặt bằng thông tin lúc này xấu nhiều hơn tốt,ổphiếutrụtiếptụctăngmạsoi kèo mc vs brighton nhưng phản ứng của nhà đầu tư vẫn rất tích cực. VN-Index đóng cửa hôm nay ở ngưỡng cao nhất ngày và tăng gần 13 điểm, tương đương 1,59%. Giao dịch phiên này không mạnh bằng phiên đầu tuần, nhưng hiệu ứng từ các trụ lớn tăng giá vẫn tương đương. Nhóm tài chính ngân hàng có mức tăng rõ nét nhất: VCB tăng 3,93%, BID tăng 1,88%, CTG tăng 1,38%, TCB tăng 1,34%, MBB tăng 1,23%, STB tăng 1,45%, HDB tăng 1,02%, EIB tăng 1,51%. Nhóm hàng tiêu dùng đóng góp VNM tăng 1,92%, MSN tăng 2,66%. Dầu khí có GAS tăng 1,34%, PLX tăng 1,71%. Rất tiếc là nhóm Vingroup chỉ có VRE tăng 2,53% là mạnh, còn VIC tăng yếu 0,46%, VHM tăng 0,64%. VN30-Index cũng đóng cửa với mức tăng 1,37% với 28 cổ phiếu tăng và không mã nào giảm. Điều bất ngờ là các cổ phiếu blue-chips tăng mạnh đẩy chỉ số tăng hầu hết là có thanh khoản yếu. VCB, BID, VNM hay GAS đều đang giao dịch với thanh khoản thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này cho thấy giá đang tăng với hiệu ứng giảm bán. Đây là một lợi thế lớn đối với các nhà đầu tư đánh cược vào xu thế tăng, vì bán ít nên giá rất dễ tăng, do không gặp phải lực cản cần nhiều vốn để mua. Thực tế là thanh khoản của nhóm VN30 phiên này còn giảm nhẹ hơn 8% so với ngày hôm qua, dù giá cổ phiếu hôm nay phần lớn là tăng trên 1%. Đà tăng tốt nhất vẫn đang tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hàng đầu cơ. 22 cổ phiếu tăng kịch trần ở sàn HSX hôm nay là ít hơn hôm qua. Tuy vậy một số cổ phiếu đạt mức thanh khoản rất cao như ITA, HQC, HAI, AMD, TCM, TNI, MHC. Thị trường tiếp tục chứng kiến thanh khoản đổ dồn vào nhóm vốn hóa nhỏ khi giá trị khớp lệnh của nhóm Smallcap vọt lên 703,1 tỷ đồng hôm nay, cao nhất 7 phiên trong khi cả VN30 lẫn Midcap đều giảm thanh khoản. Phần lớn cổ phiếu đầu cơ thị giá thấp tăng nóng hai hôm nay vẫn đang trong giai đoạn khởi động. Ví dụ ITA hay HQC hàng bắt đáy thấp nhất còn chưa về tài khoản. Các giao dịch đầu cơ kiểu này ít nhất phải chờ tới kết thúc một chu kỳ T+3 đầu tiên để biết liệu làn sóng đầu cơ mới có quay lại hay vẫn chỉ là các giao dịch bắt đáy cân bằng giá thông thường. Thị trường tiếp tục tăng nhờ kỳ vọng? Diễn biến mạnh bất ngờ hai phiên vừa qua đã đưa thị trường Việt Nam vào nhóm mạnh nhất thế giới. Điều đặc biệt là không cần thông tin hỗ trợ nào nhưng thị trường vẫn đi lên rất mạnh mẽ. Có thể nói thị trường đang phản ứng ngược với các thông tin bất lợi. Hiện tại kết quả kinh doanh quý 2 đã hết và lợi nhuận ròng doanh nghiệp nhìn chung sụt giảm so với cùng kỳ 14,4% (theo báo cáo của VNDS), doanh thu giảm 16,5%. Thị trường đã quay đầu tăng trở lại cũng đồng nghĩa với kỳ vọng quý 3 doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục lạc quan. Đây là điều đáng chú ý vì như vậy đồng nghĩa với kỳ vọng ảnh hưởng của làn sóng dịch covid thứ hai không nghiêm trọng. Diễn biến phục hồi của thị trường trong nước cũng đang được ủng hộ từ thị trường thế giới khi chứng khoán Mỹ với đại diện là S&P500 đã vượt qua đỉnh cao tháng 6 và đang hướng tới đỉnh cao lịch sử trước khi dịch covid bùng nổ. Các thị trường đang giao dịch với mức độ lạc quan cao với bối cảnh khá giống nhau, thậm chí trong tháng 7 vừa qua thị trường trong nước còn yếu hơn. Điều duy nhất còn thiếu lúc này là thanh khoản chưa có sự bùng nổ rõ rệt. Trừ hai phiên tạo đáy ngắn hạn ngày 27 và 29/7 vừa qua quy mô giao dịch khớp lệnh đạt 5.800 tỷ đồng/phiên thì hai phiên tăng mạnh vừa qua quy mô chưa tới 4.000 tỷ đồng. Như vậy lượng hàng bắt đáy mới chỉ đang chốt lời dần, thậm chí là được giữ lại, nhất là với các cổ phiếu blue-chips. HSX | HNX | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | 3.485 tỷ đồng (-1%) | 251,5 triệu (+3%) | 402 tỷ đồng (0%) | 39,7 triệu (-7%) |
Khánh Nhi |