当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả bóng đá séc】'Đây là thời điểm cần có tư duy quốc gia và hành động địa phương'

Phát biểu khai mạc Đối thoại phát triển địa phương 2021,Đâylàthờiđiểmcầncótưduyquốcgiavàhànhđộngđịaphươkết quả bóng đá séc ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nhắc đến đợt bùng phát lần thứ tư của đại dịch Covid-19 đặt ra những thách thức rất lớn cho cả nước và các địa phương.

Quyết tâm thoát khỏi lối mòn, bứt phá, vươn lên 

Theo ông Thắng, các địa phương đã chủ động, thích nghi, chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, thực hiện tốt sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ, vừa phát triển kinh tế xã hội, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế, vừa chủ động phòng, chống dịch bệnh.

{ keywords}
Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương

“Trạng thái bình thường mới đòi hỏi chúng ta cần nắm bắt các cơ hội trong thách thức với nhận thức "trong nguy có cơ". Ngay lúc này đây, chúng ta cần nghĩ đến những vấn đề phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hoàn cảnh có đại dịch mà ngay sau khi dịch kết thúc, để đạt được kết quả khả quan ngay từ những năm đầu của nhiệm kỳ”, ông Thắng nhấn mạnh.

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, 12 định hướng chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá, văn kiện Đại hội XIII đã bao quát toàn diện các nội dung, lĩnh vực phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Văn kiện khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước thịnh vượng, hùng cường; truyền và lan tỏa đến mọi địa phương trong cả nước tinh thần hành động quyết liệt, ý chí quyết tâm thoát khỏi lối mòn, phát triển tuần tự theo truyền thống để bứt phá, vươn lên một cách mạnh mẽ. 

“Đây là thời điểm chúng ta rất cần có tư duy quốc gia và hành động địa phương để định vị được mình trong sự phát triển chung của đất nước, có chiến lược phát triển phù hợp với chiến lược tổng thể quốc gia. Từ đó khắc phục được tình trạng cát cứ, mạnh ai nấy làm; đẩy mạnh kết nối và liên kết vùng, biến áp lực cạnh tranh trở thành cơ hội và động lực phát triển; phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện đặc thù để có đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” cùng nhau nhịp bước trên con đường đi đến phồn vinh, hạnh phúc”, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Theo ông Thắng, Văn kiện Đại hội XIII đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo, sự thích ứng với những thay đổi rất nhanh của thực tiễn trong nước, quốc tế; trong đó trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia để tận dụng tốt nhất các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trong quá trình xây dựng báo cáo chính trị, các đảng bộ địa phương đã quán triệt tốt những định hướng tư tưởng, phát huy tinh thần sáng tạo, không rập khuôn, máy móc và chung chung…

Đây cũng chính là thông điệp mạnh mẽ của đối thoại phát triển địa phương 2021 về sự quyết tâm khắc phục bằng được tình trạng chậm trễ, yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện chính sách mà văn kiện Đại hội XII đã đề ra. 

Nắm bắt lấy đà để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh một số điểm, trong đó có việc nâng cao năng lực quản trị thực thi để biến quyết tâm chiến lược, chính sách vào thực tiễn. Quản trị thực thi cũng chính là cơ chế đánh giá cán bộ một cách khách quan, bảo vệ cán bộ với tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. 

Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Thắng cũng nhấn mạnh, chuyển đổi số là xu hướng của thời đại, là việc mà bây giờ chúng ta mới làm. Thời gian qua, trong ứng phó với đại dịch, chúng ta đã tăng cường ứng dụng công nghệ số mạnh mẽ hơn, từ việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến, bán hàng qua mạng cho đến khai báo y tế, truy vết, đặt lịch tham gia xét nghiệm…

“Chúng ta phải nắm bắt lấy đà này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trước tiên là chuyển đổi nhận thức từ lãnh đạo Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp cũng như mọi người dân. Tham gia vào quá trình chuyển đổi số không chỉ là công việc của các nhà hoạch định chính sách, các nhà công nghệ mà là của tất cả chúng ta”, ông Thắng nhấn mạnh.

Đây cũng là ý nghĩa của việc lấy người dân làm trung tâm của chuyển đổi số và sự thật là người dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số ngay trong sinh hoạt hàng ngày của mình. 

"Một tương tác trên điện thoại thông minh cũng có thể được xem là tham gia một cách đơn giản vào chuyển đổi số. Chính sự tham gia vào các nền tảng kỹ thuật số của những người dân bình thường thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp trên khắp mọi miền đất nước đang giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số", Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương nói.

Để thực hiện chuyển đổi số, ông Thắng cho rằng cần quan tâm 3 yếu tố cơ bản. Một là hạ tầng công nghệ, đây là điều kiện cần, mang tính then chốt, quyết định chất lượng chuyển đổi số. 

Hai là hệ thống thể chế, chính sách phải liên tục được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ nhanh chóng và sự xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh mới, thậm chí là chưa từng có. Cùng với đó là những cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo để bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. 

Ba là phát triển nhân tố con người, trong đó người lãnh đạo ở mọi cấp phải có nhận thức, quyết tâm và có tài tổ chức thực hiện, cùng với nguồn nhân lực phải được đào tạo các kỹ năng phù hợp trong không gian số. 

Để có được 3 yếu tố quan trọng này, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần sự vào cuộc tích cực của các địa phương, từ đó từng bước đạt được các mục tiêu quốc gia. 

Ngoài ra, ông Thắng cũng lưu ý, trạng thái bình thường mới đòi hỏi sự thích nghi với những rủi ro ngày càng gia tăng trong quá trình phát triển. Vì vậy phải đẩy nhanh quá trình tăng trưởng xanh để tạo ra dư địa phát triển mới, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Cũng như quá trình chuyển đổi số, tăng trưởng xanh đòi hỏi sự thay đổi cả trong nhận thức và thực tiễn hành động, từ chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thay đổi phương thức sử dụng năng lượng, xây dựng các thể chế, chính sách mới cho đến sự thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêu dùng và thay đổi cả hệ thống hạ tầng.

Đối thoại phát triển địa phương 2021 là diễn đàn đầu tiên do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh lần đầu tổ chức. Đối thoại gồm 2 phiên thảo luận.
Phiên 1 là về quản trị thực thi trong bối cảnh chuyển đổi số. Tại phiên thảo luận này, GS Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana, Hoa Kỳ; đại diện Bộ TT&TT, tập đoàn VNPT, đại diện tỉnh Quảng Ninh… sẽ đối thoại xoay quanh các sáng kiến quản trị thực thi trong bối cảnh chuyển đổi số.
Phiên 2 về cơ hội tăng trưởng xanh trong trạng thái bình thường mới với sự tham gia của chuyên gia ngân hàng thế giới cùng lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương, chuyên gia, DN thảo luận về khai thác tiềm năng tăng trưởng xanh của các địa phương.

Thu Hằng

Kỳ vọng đến Việt Nam vừa tắm biển, ăn đặc sản vừa làm việc với thế giới

Kỳ vọng đến Việt Nam vừa tắm biển, ăn đặc sản vừa làm việc với thế giới

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng nếu chuyển đổi số thành công, nhân viên nước ngoài đến Việt Nam để tránh mùa đông, tắm biển, ăn đặc sản vẫn có thể làm việc tại văn phòng các nước trên thế giới.

分享到: