Sự trở lại của ông Trump trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ lần thứ 2 được đánh giá là một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với kinh tế thế giới. Ảnh: AFP |
Chính sách kinh tế của Trump trong nhiệm kỳ thứ hai sẽ tập trung vào việc biến Mỹ thành siêu cường sản xuất. Điều này đồng nghĩa với một nền kinh tế hướng nội hơn,ựbáothayđổivềthuếquanvàtruyềnthôngthờdự đoán trận newcastle với trọng tâm là gia tăng sản xuất trong nước và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Trump có thể tăng sức hấp dẫn của Mỹ đối với các doanh nghiệp toàn cầu bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt trong các ngành công nghiệp tiên tiến.
Tuy nhiên, một nền kinh tế hướng nội cũng đi kèm với việc điều chỉnh thuế quan, gây ảnh hưởng đến các đối tác thương mại, trong đó có Ấn Độ. Ông Trump từng chỉ trích Ấn Độ là quốc gia “lạm dụng thuế quan” trong nhiệm kỳ đầu, và những căng thẳng thương mại có thể tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ, với kim ngạch đạt 118 tỷ USD. Mục tiêu của Ấn Độ là đưa kim ngạch này lên 1.000 tỷ USD, điều đòi hỏi cả hai bên phải có cách tiếp cận chiến lược để thúc đẩy thương mại song phương.
Về hiệu quả hoạt động, tỷ phú Elon Musk - người ủng hộ Trump và đang là tỷ phú giàu nhất thế giới - được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng. Tỷ phú Musk được đánh giá sẽ lãnh đạo một “bộ” mới được thành lập dưới thời ông Trump, nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ, với mục tiêu cắt giảm 2.000 tỷ USD trong tổng ngân sách liên bang 6.750 tỷ USD. Nếu thành công, điều này sẽ mang lại những thay đổi lớn trong cách vận hành của chính phủ Mỹ, đồng thời giảm thiểu tình trạng tham nhũng và lãng phí.
Một lĩnh vực khác đáng chú ý là tiền điện tử. Ông Trump có thể thúc đẩy hợp pháp hóa tiền điện tử, mặc dù quá trình này sẽ gặp nhiều thách thức. Việc hợp pháp hóa đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, cũng như các biện pháp bảo vệ để tránh gây tổn hại cho người dân và nền kinh tế.
Trong bối cảnh toàn cầu, đồng USD đang đối mặt với áp lực giảm vai trò của đồng tiền dự trữ quốc tế. Việc Mỹ và EU loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT đã thúc đẩy các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) tìm kiếm các giải pháp thay thế. Ông Trump có thể chọn cách đưa Nga trở lại SWIFT để duy trì vị thế của đồng USD, đồng thời hạn chế sự phát triển của các đồng tiền thay thế.
Sự trở lại của ông Trump cũng phản ánh thất bại của truyền thông chính thống trong việc tác động đến cử tri. Các phương tiện truyền thông lớn, vốn thường xuyên chỉ trích ông Trump đã không thể ngăn cản ông giành chiến thắng. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump sẽ tiếp tục tận dụng mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội X để giao tiếp trực tiếp với cử tri.
Tỷ phú Elon Musk, người đã biến X thành “nguồn sự thật theo thời gian thực”, sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách thức truyền thông hoạt động. Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn, khi mạng xã hội ngày càng trở thành nền tảng quan trọng để truyền tải thông điệp, thay vì các phương tiện truyền thông truyền thống./.