Sáng 15/12, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH Nước giải khát Coca - Cola Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
Hội thảo còn có sự tham gia của các đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải và một số các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Bộ TN&MT đã thành lập Tổ soạn thảo, tiến hành khảo sát và xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế đối với các loại sản phẩm, bao bì (Fs); theo kế hoạch bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023 để kịp thời có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024.
Ông Phan Tuấn Hùng nhấn mạnh, kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quốc gia sẽ có Fs khác nhau do chi phí lao động, công nghệ, thu gom… khác nhau. Fs cần phải được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải. Tuy nhiên, việc đề xuất Fs cho các loại sản phẩm, bao bì phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và cần có sự đồng thuận bởi các bên có liên quan.
Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn, PGS.TS Nguyễn Đức Quảng, Đại học Bách khoa Hà Nội đề xuất, Fs gồm 2 loại định mức là định mức chi phí tái chế cơ bản và định mức chi phí tái chế nâng cao. Định mức chi phí tái chế cơ bản là chi phí áp dụng chung cho tất cả sản phẩm, bao bì. Định mức tái chế nâng cao là chi phí áp dụng riêng cho các sản phẩm, bao bì khó tái chế hơn (xác định theo hệ số). Fs thấp thì sẽ không tạo động lực để nhà sản xuất thay đổi thiết kế sản phẩm, bao bì theo hướng thân thiện môi trường, thiết kế vì tái chế.
TS Ko Jae Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cho rằng, việc đề xuất Fs nên được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn độc lập trên cơ sở khảo sát chi phí tái chế thực tế tại Việt Nam. Khi xác định Fs cần có sự phân biệt giữa sản phẩm, bao bì dễ tái chế với sản phẩm, bao bì khó tái chế.
Tại hội thảo, đại diện một số tổ chức tái chế đề xuất phương pháp xác định Fs cho các loại sản phẩm, bao bì cụ thể.
Đây là hội thảo khởi động cho quá trình xây dựng, tham vấn đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế đối với các loại sản phẩm, bao bì (Fs). Theo đó, thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tích cực phối hợp với các chuyên gia, khảo sát thực tế các đơn vị tái chế để đưa ra đề xuất Fs cho từng loại sản phẩm, bao bì vào đầu năm 2023.
相关文章
Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
Gear S2 trên tay người mẫu. Ảnh: Phonearena.Nhưng thay vì một màn hình cong, thiết bị đeo mới sẽ có2025-01-24Đã có nhiều quy định tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho người nộp thuế
Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, do2025-01-24Bà lão thuê người bắn trai trẻ từng ‘coi nạn nhân như con’
Ngày 19/3, TAND TP.HCM mở phiên xét xử bà Huỳnh Tuyết Hồng (71 tuổi) về tội “Cố ý gây thương tích” v2025-01-24Cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm
Kế thừa cải cách về kiểm tra an toàn thực phẩm tại dự thảo Nghị định mớiVai trò đầu mối của Hải quan2025-01-24Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
Chiều 13/8, Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can2025-01-24Bắt hai xe khách giấu hơn 10m3 gỗ trong khoang hành lý
Sáng nay, thiếu tá Nguyễn Trung Phước, Trạm trưởng Trạm CSGT Thăng Bình (Phòng CSGT Công an Quảng Na2025-01-24
最新评论