TheủnghoảngkinhtếNgaHàngloạtdoanhnghiệpNgađangđứngtrướcnguycơphásảsoi kèo bóng đá hàn quốco tin mới trên tờ CNN, ông Anatoly Aksakov – Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Nga và Phó chủ tịch Ủy ban thị trường tài chính quốc hội đã cảnh báo nguy cơ phá sản hàng loạt của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp nếu tình trạng khủng hoảng kinh tế Ngavẫn tiếp diễn.
Ông cũng thúc giục ngân hàng trung ương giảm lãi suất tháng 1 từ 17% xuống 15% rồi xuống dần đến mức 10,5% - mức trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra để các ngân hàng có thể cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp vay hơn. Lãi suất cơ bản 17% đồng nghĩa với việc nhiều công ty đang phải đi vay với mức lãi 30%.
Cuộc khủng hoảng kinh tế Nga đang trở nên nghiêm trọng. Ảnh minh họa
Trước đó, Fitch đã hạ tín nhiệm của xuống mức BBB-, đồng hạng với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, với triển vọng tiêu cực. Lần cuối Fitch hạ xếp hạng Nga là năm 2009, không chỉ vậy Standard & Poor’s hồi tháng 4 cũng đã hạ tín nhiệm của Nga xuống BBB-. BBB- là định mức tín nhiệm đầu tư thấp nhất.
Sở dĩ như vậy là do nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới này đang trên bờ vực suy thoái, sau khi giá dầu giảm tới hơn 50% từ tháng 6/2014 và Mỹ cùng các đồng minh áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga do khủng hoảng Ukraine.Vào ngày 12/1, đồng rúp Nga lại tiếp tục mất 1,3% so với USD khi dầu thô lập đáy 6 năm mới. Tiền tệ này đã mất giá 40% so với USD năm ngoái.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ, giới chức Nga đã thực hiện hàng loạt biện pháp khẩn cấp như tăng lãi suất mạnh nhất 17 năm, lên kế hoạch bơm 1.000 tỷ rúp cho các ngân hàng và buộc các hãng xuất khẩu đổi doanh thu ngoại tệ ra rúp.
Đinh Ly(tổng hợp)
Đà Nẵng 'thưởng' Tết xe ôm, xích lô 250.000 đồng/người