【aegoal nhận định】Nhiều nước ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:46:55 评论数:
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại La Habana,ềunướcghinhậnsốcamắcmớicaochưatừngthấaegoal nhận định Cuba, ngày 17/1/2022. |
Thủ đô Tokyo ghi nhận 7.377 ca mắc, vượt xa mức đỉnh điểm 5.908 ca từng ghi nhận hồi tháng 8/2021. So với ngày 12/1, số ca mới tại thủ đô Tokyo ngày 19/1 tăng thêm 5.179 ca, tức tăng hơn 3 lần sau một tuần.
Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 8 tháng qua, với 282.970 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 37,9 triệu ca, cao thứ hai sau Mỹ. Số ca tử vong trong ngày cũng lên tới 441 ca, mức cao nhất trong ngày kể từ đầu năm 2022 đến nay.
Dù tỷ lệ lây nhiễm đã giảm thời gian gần đây ở những thành thị lớn, song các chuyên gia nhận định đỉnh dịch có thể đạt vào giữa tháng sau và tác động của đợt lây nhiễm này sẽ chỉ được xác định rõ trong 2 đến 3 tuần sau đó.
Tại châu Âu, Pháp ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 464.000 ca, trong bối cảnh biến thể Omicron đang lan rộng tại quốc gia châu Âu này. Tính trung bình trong tuần qua Pháp có hơn 300.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Đức cũng đã ghi nhận 112.323 ca mắc mới và 239 ca tử vong, đánh dấu lần đầu tiên kể từ đầu dịch, Đức ghi nhận trên 100.000 ca mới trong một ngày. Hiện Đức đã siết chặt hơn nữa các biện pháp nhằm cắt đứt chuỗi lây lan của dịch bệnh, trong đó có việc giới hạn hoạt động của các quán bar và nhà hàng, chỉ có phép những người đã tiêm chủng đầy đủ hoặc đã khỏi bệnh được tới những địa điểm này.
Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Karl Lauterbach cảnh báo làn sóng lây nhiễm với biến thể mới Omicron ở nước này sẽ đạt đỉnh trong vài tuần tới, đồng thời kêu gọi nhanh chóng áp đặt quy định tiêm chủng bắt buộc để đẩy lùi làn sóng dịch tiếp theo.
Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 18/1/2022. |
Trên cơ sở ý kiến của Lực lượng đặc nhiệm tiêm chủng, Bộ trưởng Y tế của các thực thể khác nhau của Bỉ đã quyết định dành ưu tiên vaccine Nuvaxovid cho những người có nguy cơ cao bị phản ứng dị ứng với các loại vaccine hiện có, hoặc đã chịu nhiều tác dụng phụ sau khi tiêm liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên.
Tại châu Mỹ, Mexico và Brazil đều ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao nhất. Mexico ghi nhận số ca mắc mới theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, với 49.343 trường hợp. Ngoài ra, Mexico cũng có thêm 320 trường hợp tử vong do COVID-19 - mức tử vong theo ngày cao nhất kể từ cuối tháng 11/2021. Mexico đã có tổng cộng 4.434.758 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 301.789 ca tử vong.
Brazil ghi nhận 137.103 ca mắc mới và 351 ca tử vong - mức thống kê theo ngày cao nhất kể từ giữa tháng 11/2021, trong bối cảnh biến thể Omicron lây lan mạnh. Tính đến thời điểm này, Brazil đã ghi nhận 23.211.894 trường hợp mắc bệnh, với 621.517 ca tử vong. Số ca lây nhiễm tăng đột biến tại Brazil kể từ đầu năm nay do sự xuất hiện của biến thể Omicron cũng như các lễ hội nhân dịp Giáng sinh và Năm mới. Hiện gần 70% dân số Brazil đã được tiêm chủng đầy đủ. Các chiến dịch tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi cũng sẽ được triển khai trong tuần này.
Tại Mỹ, gần 9,5 triệu trẻ em đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch bùng phát, đặc biệt "tăng đột biến" trên cả nước thời gian gần đây. Theo Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), gần 1 triệu trường hợp trẻ em mắc COVID-19 được báo cáo trong tuần kết thúc vào ngày 13/1 vừa qua, tăng 69% so với 580.000 ca ghi nhận tuần trước đó và tăng gấp 3 lần con số của hai tuần trước.
Ngày 18/1, các chuyên gia dịch tễ hàng đầu Cuba dẫn các dự báo gần đây cho biết đảo quốc Caribe này đang trải qua cao điểm lây nhiễm từ đợt bùng phát đại dịch COVID-19 hiện tại và số ca bệnh sẽ nhanh chóng giảm.
Trong cuộc họp cùng ngày với Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel, các nhà khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 để kiểm soát dịch bệnh. Nhiều mô hình dự báo cùng chỉ ra rằng số ca lây nhiễm sẽ tiếp tục tăng lên trong những ngày tới, do đó cần phải siết chặt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Tiến sĩ khoa học Raúl Guinovart cho biết qua quan sát làn sóng lây nhiễm ở các quốc gia khác, đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần này ở Cuba cũng phải trải qua giai đoạn các ca lây nhiễm tăng lên nhanh chóng trước khi suy giảm. Ông Guinovart cảnh báo cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh, lưu ý các biện pháp phòng ngừa và quan trọng nhất là tiếp tục triển khai tiêm chủng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định phải mất thời gian dài nữa đại dịch COVID-19 mới có thể kết thúc, đồng thời bác bỏ quan điểm cho rằng biến thể Omicron không gây ra nguy cơ nào.
Người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo không nên xem nhẹ biến thể Omicron vốn lây lan nhanh kể từ tháng 11/2021. Hiện đang có luồng ý kiến cho rằng biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn so với các biến thể trước, song dường như ít gây bệnh nặng. Điều này đã làm dấy lên cuộc tranh luận liệu COVID-19 có đang ở thời điểm chuyển từ giai đoạn đại dịch sang bệnh đặc hữu - mà con người có thể chung sống với virus SARS-CoV-2.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 19/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 51.779 ca mắc mới COVID-19 và 262 ca tử vong. Tổng số ca bệnh ở khu vực này tới nay vượt 15.915.886 trường hợp và 311.029 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác. Số ca tử vong và nhất là số ca mắc mới tăng vọt trong khu vực.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách nước ngoài, lùi kế hoạch mở cửa và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy nhiên, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không cao.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Quezon, Philippines, ngày 18/1/2022. |
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 19/1 ghi nhận thêm trên 7.000 ca bệnh mới và 12 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 30 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 127.000, số ca mắc mới trên 1.200 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 7 trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới./.