您的当前位置:首页 > Thể thao > 【vo dich quoc gia nhat ban】Vì sao kiểm toán KPMG, E&Y, Deloitte không phát hiện bất thường tại SCB? 正文

【vo dich quoc gia nhat ban】Vì sao kiểm toán KPMG, E&Y, Deloitte không phát hiện bất thường tại SCB?

时间:2025-01-11 14:24:34 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Vì sao kiểm toán KPMG, E&Y, Deloitte không phát hiện bất thường tại SCB?Trần vo dich quoc gia nhat ban

Vì sao kiểm toán KPMG,ìsaokiểmtoánKPMGEYDeloittekhôngpháthiệnbấtthườngtạvo dich quoc gia nhat ban E&Y, Deloitte không phát hiện bất thường tại SCB?

Trần Anh

Vụ án bà Trương Mỹ Lan xảy ra tại Vạn Thịnh Phát và SCB một lần nữa đặt dấu hỏi về vai trò và trách nhiệm của các công ty kiểm toán. Số tiền khổng lồ đã bị rút khỏi ngân hàng trong thời gian dài song hoạt động kiểm toán không phát hiện bất thường gì.

Phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang diễn ra thu hút sự chú ý bởi số tiền bị "rút ruột" khỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Theo kết luận điều tra, trong số 1.284 khoản vay của nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn dư nợ đến tháng 10/2022 (thời điểm khởi tố vụ án) là 677.000 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo bà Lan bị chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng, gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng lãi.

"Sau khi thâu tóm SCB, để rút tiền từ ngân hàng này sử dụng cho mục đích cá nhân, bà Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại SCB triển khai hoạt động rút tiền của SCB dưới hình thức giải ngân cho các hồ sở vay khống, có khoản vay vay rút tiền trước hoàn thiệ hồ sơ sau", cơ quan điều tra kết luận.

Sau khi bà Lan bị khởi tố, SCB được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Báo cáo kiểm toán của Công ty kiểm toán KPMG công bố tháng 5/2023 xác định SCB âm vốn chủ sở hữu hơn 443 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý KPMG cũng là công ty kiểm toán báo cáo tài chính của SCB trong các năm 2020, 2021. Tuy nhiên trong các báo cáo kiểm toán năm 2020 và soát xét 6 tháng đầu năm 2022, KPMG chỉ nhấn mạnh việc SCB đang thực hiện đề án cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu.

Kiểm toán viên của KPMG cho rằng báo cáo tài chính của SCB đã phán ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của ngân hàng.

Trước KPMG, hai công ty kiểm toán big4 khác là Deloitte và Ernst & Young Vietnam đều từng kiểm toán báo cáo tài chính cho SCB. Lần lượt là công ty kiểm toán Ernst & Young Vietnam (2012 – 2016) và Deloitte (2017- 2019).

Trong suốt gần 10 năm kiểm toán cho báo cáo tài chính của SCB, các kiểm toán viên tại Big 4 hiếm khi phát hiện điều gì bất thường của ngân hàng. Trong một số năm, Ernst & Young Vietnam cho biết chỉ thực hiện dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tóm tắt của SCB.

Duy nhất tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012 và báo cáo soát xét bán niên 2013, kiểm toán viên của Ernst & Young Vietnam từng lưu ý một số vấn đề, trong đó có nhắc tới thanh khoản ngân hàng. 

Cụ thể, kiểm toán nêu lưu ý tới khoản phải thu đã quá hạn nhưng được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi nên không trích lập dự phòng. Ngoài ra còn khoản lãi dự thu cho vay khách hàng có thời hạn 1 năm đã đến hạn cuối hợp đồng, tuy vậy ngân hàng đánh giá khả năng thu hồi và tin tưởng số lãi dự thu này sẽ được thanh toán đầy đủ.

Kiểm toán viên cũng lưu ý về rủi ro thanh khoản. Theo đó, tại ngày 30/6/2012 ngân hàng có các khoản nợ khác đã quá hạn, bao gồm tiền gửi, vay các tổ chức tín dụng và các khoản nợ khác. Ngân hàng cũng có một khoản phải thu đã quá hạn nhưng chưa thu hồi được gây ra những khó khăn về thanh khoản và hoạt động kinh doanh.

Ban điều hành SCB đã biết được các vấn đề này và đã thực hiện các biện pháp để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục. Ngoài ra ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu danh mục tài sản có và tái cấu trúc ngân hàng để ổn định hoạt động, nâng cao thanh khoản.

Vụ án tại Vạn Thịnh Phát một lần nữa đặt dấu hỏi về vai trò và trách nhiệm của các công ty kiểm toán. Số tiền khổng lồ đã bị rút khỏi ngân hàng trong thời gian dài song hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công ty lớn nhất cũng không phát hiện bất thường gì.

Trong khi báo cáo tài chính luôn được đánh giá bình thường, việc thay đổi liên tiếp 3 công ty kiểm toán lớn trong chưa đầy 10 năm là điều bất thường với một ngân hàng lớn như SCB.

Thời gian gần đây khá nhiều trường hợp kiểm toán viên bị cơ quan quản lý xử phạt, đình chỉ, tước giấy phép hành nghề, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thể kể tới những công ty kiểm toán và kiểm toán viên liên quan tới vụ án cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.

Một báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2023 của Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nước ghi nhận, trong 10 công ty được kiểm tra có 1 công ty không đạt yêu cầu chất lượng dịch vụ kiểm toán.

Căn cứ kết quả kiểm tra, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử lý nghiêm đối với các vi phạm của công ty kiểm toán và các kiểm toán viên liên quan đến pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập và các quy định khác có liên quan.

Link bài gốc