Tính đến nay,ựchiệnhiệuquảchínhsáchpháttriểncụmcôngnghiệty số ma cao cả nước đã thành lập và phát triển 782 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 25.462,8 ha, tổng vốn đã đầu tư hạ tầng là 24.102 tỷ đồng (bằng 43% kế hoạch). Đã có có 669 CCN với tổng diện tích 20.545 ha đi vào hoạt động (đạt tỷ lệ 85,5%), thu hút 10.635 dự án sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đăng ký 200.977 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy các CCN bình quân đạt 63,3%, tạo việc làm cho 495.323 lao động, tổng doanh thu năm 2017 ước tính đạt 193.039 tỷ đồng. | Phát triển cụm công nghiệp đã góp phần tích cực làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm... vùng nông thôn các địa phương Ảnh minh họa |
Phát triển CCN đã góp phần đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp ở nông thôn, từng bước di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Các doanh nghiệp đầu tư trong CCN đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tạo việc làm, bảo tồn và phát triển các nghề và làng nghề... Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết, thu hút đầu tư kinh doanh hạ tầng các CCN còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng các CCN còn chậm, hệ thống hạ tầng kỹ thuật các CCN đã được đầu tư còn chưa đồng bộ. Đa số các CCN chưa có khu vực tập trung rác thải, chưa có hệ thống xử lý nước thải... Để nâng cao hiệu quả phát triển các CCN, Bộ Công Thương cho biết, sẽ triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 68/2017/NĐ-CP với chức năng đầu mối quản lý nhà nước về các CCN. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng kiến nghị: Theo Quy hoạch Phát triển CCN đến năm 2020, cả nước sẽ có 1.543 CCN với tổng diện tích đất sử dụng là 50.728 ha. |
Căn cứ các quy định tại Nghị định 68/2017/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung CCN vào Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; bổ sung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN vào Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. Bộ Tài chính bổ sung và hướng dẫn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN. Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện quy chuẩn xây dựng, trình tự lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và hoạt động cấp phép xây dựng trong CCN. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn địa phương thực hiện công tác bảo vệ môi trường CCN, rà soát, tổng hợp các CCN gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bộ Công an tăng cường hướng dẫn, thực hiện bảo đảm phòng cháy, chữa cháy tại các CCN. | Chính sách khuyến khích phát triển khu công nghiệp hỗ trợ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2018/NĐNĐ-CPCP quy định về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước ... |
| Khu, cụm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long- Hoàn thiện hạ tầng để hút đầu tư Chính quyền đồng hành, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho DN, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng các khu ... |
Đối với các địa phương, cần tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 68/2017/NĐ-CP; xây dựng quy chế phối hợp các sở, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị liên quan về quản lý, giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong các CCN theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các chương trình, chính sách quản lý, hỗ trợ phát triển CCN phù hợp với Nghị định và pháp luật có liên quan. Giao Sở Công Thương thực hiện tốt đầu mối quản lý CCN trên địa bàn, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong các CCN, tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về CCN. Đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các CCN, cần tăng cường năng lực tài chính, chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về CCN, đặc biệt về bảo vệ môi trường./. |