Câu chuyện cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh đang diễn ra ở mức báo động. Khi doanh nghiệp (DN) bị chơi xấu,ếucơquanbảovệdoanhnghiệkết quả trận espanyol bị tố cáo sai sự thật, báo chí vào cuộc, gây ảnh hưởng thương hiệu, muốn kêu cứu thì không có cơ quan, tổ chức nhà nước nào bảo vệ họ.
Đã vậy, khi có “lùm xùm”, ngay lập tức DN sẽ bị rất nhiều cơ quan vào cuộc kiểm tra, xử lý, khiến DN điêu đứng. Dù sau đó, kết quả kiểm tra xác định DN “sạch” đi nữa, thì… “được vạ, má đã sưng”!
Thời mở cửa, DN trong nước phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt, thế nhưng cơ chế bảo vệ DN của ta hiện nay chưa rõ ràng. Hàng giả, hàng nhái bày bán công khai trên thị trường và các trang mạng, DN làm ăn chân chính muốn kêu cứu không biết tìm đến đâu.
Ngay người tiêu dùng cũng không được bảo vệ. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời 8 năm, dù có quy định ngành công thương, UBND các quận/huyện phải thành lập đơn vị bảo vệ người tiêu dùng; tòa án phải thực hiện thủ tục xét xử rút gọn để kịp thời bảo vệ người tiêu dùng…, thế nhưng đến nay, các quận/huyện vẫn chưa có phòng ban nào bảo vệ người tiêu dùng; số lượng phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn chỉ đếm trên đầu ngón tay! Người dân không có “chỗ dựa”, phải tìm đến các tổ chức đoàn hội, mà các tổ chức này thì không có chức năng quản lý, phân xử. Đó là lý do những vi phạm thương mại ngày càng nhiều, thách thức công luận và các cơ quan nhà nước, gây cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
Một nghịch lý nữa, hiện DN phải chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan nhà nước, nào là Bộ Công thương, các bộ chuyên ngành, hải quan, công an, quản lý thị trường, chính quyền địa phương… Thế nhưng, khi gặp oan ức thì DN không được tổ chức nào đứng ra bảo vệ.
Có nghĩa là Nhà nước có quá nhiều cơ quan quản lý, xử lý, nhưng lại thiếu cơ quan bảo vệ DN. Ở các nước phát triển, vì sao không ai dám sản xuất, buôn bán hàng giả, là vì mức phạt được quy định đủ nặng để răn đe. Hơn nữa, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước rất rõ ràng, không chỉ có quyền xử phạt mà còn phải chịu trách nhiệm trước người dân.
Cụ thể như Mỹ có Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm, có chức năng quản lý và xử lý vi phạm ở lĩnh vực này, nhưng nếu người dân mua trúng thực phẩm, dược phẩm giả trên thị trường thì có quyền kiện luôn cơ quan này. Có nghĩa, khi đã trao “quyền” cho một tổ chức thì gắn liền với “trách nhiệm” nếu tổ chức đó quản lý không tốt.
Do vậy, trước thực trạng Việt Nam có quá nhiều cơ quan có quyền quản lý, xử lý vi phạm, cần thiết phải phân định trách nhiệm rõ ràng của từng cơ quan, tổ chức. Có như thế mới có “địa chỉ” chịu trách nhiệm, để bảo vệ người dân và DN. Đặc biệt, đã đến lúc cần phải thành lập tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở cấp quận/huyện - cũng là bảo vệ quyền lợi cho những DN làm ăn chân chính - như quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo CHẾ HÂN/SGGP