当前位置:首页 > World Cup

【kêt qua ngoai hang anh】Kỳ 1: Đồng bộ khung pháp lý cho hoạt động đấu giá tài sản

LTS: Luật sửa đổi,ỳĐồngbộkhungpháplýchohoạtđộngđấugiátàisảkêt qua ngoai hang anh bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025. Nội dung Luật Đấu giá tài sản sửa đổi có nhiều điểm mới tích cực, được đánh giá sẽ thúc đẩy tính chuyên nghiệp, minh bạch, khách quan, bền vững của hoạt động đấu giá tài sản; tăng cường trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan. Từ số này, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội sẽ có loạt bài ghi nhận.
Kỳ 1: Đồng bộ khung pháp lý cho hoạt động đấu giá tài sản
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (Ảnh: baochinhphu.vn)

Những tồn tại của Luật Đấu giá tài sản năm 2016

Luật Đấu giá tài sản năm 2016 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017. Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 đã đạt nhiều kết quả cụ thể, đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý về trình tự, thủ tục đấu giá chung, chặt chẽ trong hoạt động đấu giá tài sản.

Đồng thời, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 giải quyết được tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, phân định rõ trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong các giai đoạn đấu giá, nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong việc xử lý tài sản, nhất là tài sản công. Hoạt động đấu giá tài sản từng bước được chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa một cách mạnh mẽ. Hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đấu giá tài sản từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Đấu giá tài sản năm 2016 đã phát sinh một số vấn đề hạn chế, bất cập, cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như: pháp luật về đấu giá tài sản còn một số quy định chưa chặt chẽ về trình tự, thủ tục, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc cho tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá và các cá nhân, tổ chức có liên quan; chất lượng của đội ngũ đấu giá viên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế; bất cập, chất lượng dịch vụ đấu giá nhìn chung còn chưa có hiệu quả, tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, “thông đồng, dìm giá” trong các phiên đấu giá ngày càng có xu hướng tinh vi, phức tạp,…

Kỳ 1: Đồng bộ khung pháp lý cho hoạt động đấu giá tài sản
Kỳ 1: Đồng bộ khung pháp lý cho hoạt động đấu giá tài sản
Quang cảnh một phiên đấu giá đất ở huyện Thanh Oai, Hà Nội thu hút hàng nghìn người tham gia. Ảnh: Quốc Doanh

Bước ngoặt hoàn thiện về thể chế

Với việc Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (Luật Đấu giá tài sản năm 2024), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 được coi là bước ngoặt hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.

Điển hình như việc bổ sung các quy định về năng lực tài chính của người tham gia đấu giá, quy định đặt cọc đấu giá tới việc kiểm soát hoạt động của người tham gia đấu giá sẽ là các quy định “cứng” nhằm ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, “quân xanh, quân đỏ” trong hoạt động đấu giá tài sản…

Với quy định xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá mà không nộp tiền đối với các loại tài sản khác ngoài quyền sử dụng đất và quyền khai thác khoáng sản. Có ý kiến đề nghị người trúng đấu giá phải thanh toán khoản tiền chênh lệch giữa kết quả đấu giá và tiền trúng đấu giá theo kết quả đấu giá được tổ chức lại liền kề sau đó, nếu tiền trúng đấu giá theo kết quả đấu giá lại thấp hơn.

Kỳ 1: Đồng bộ khung pháp lý cho hoạt động đấu giá tài sản
Khu đấu giá đất ở huyện Thanh Oai, Hà Nội có hơn 7.000 hồ sơ tham gia đấu giá. Ảnh: Quốc Doanh

Thì việc Luật Đấu giá tài sản năm 2024 bổ sung quy định cấm người trúng đấu giá đối với những tài sản này tham gia đấu giá các tài sản khác trong thời hạn nhất định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường, ngăn chặn tình trạng bỏ cọc hoặc thổi phồng giá trị tài sản để trục lợi trong đấu giá tài sản.

Ngoài ra, Luật Đấu giá tài sản năm 2024 sửa đổi, bổ sung các quy định về đấu giá viên và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu giá tài sản.

Việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa của đội ngũ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; khắc phục hạn chế, bất cập, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về đấu giá tài sản.

Đáng chú ý, Luật bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm đối với đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá, người có tài sản đấu giá như: cấm lập danh sách khống về người tham gia đấu giá; lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động đấu giá; hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định để tăng cường tính độc lập, khách quan, minh bạch, hạn chế tối đa tiêu cực trong hoạt động đấu giá…

(Còn nữa)

“Luật Đấu giá tài sản sửa đổi sẽ giúp giảm thiểu tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, dìm giá, thổi giá, nhất là trong hoạt động đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn; ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường... Đây cũng là cơ sở pháp lý để hoạt động đấu giá trực tuyến phát triển, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội”- luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đánh giá.

Cần xem xét lại quy định đấu giá đất để “bịt” những kẽ hởCần xem xét lại quy định đấu giá đất để “bịt” những kẽ hở

Vụ việc đấu giá 58 lô đất tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) ngày 29/11 vừa qua gây rất nhiều bức xúc trong dư luận.

分享到: