当前位置:首页 > World Cup

【ti so wap】Lễ hội tổ chức 10 năm 1 lần trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa,ễhộitổchứcnămlầntrởthànhDisảnvănhóaphivậtthểquốti so wap Thể thao và Du lịch mới ban hành các quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (huyện Đô Lương, Nghệ An).

Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan (Thập niên sự lệ) được tổ chức 10 năm 1 lần nhằm tưởng nhớ Thái phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan và các vị nhân thần của dòng họ Nguyễn Cảnh đã có công “Bảo quốc hộ dân”.

20fc97646a 354a 4fe6 a0c3 5a292c.jpeg
Lễ đón nhận danh hiệu 'Lễ hội đền Nguyễn Cảnh Hoan là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia' sẽ diễn ra ngày 23/4 (15/3 âm lịch) tại Nghệ An (Ảnh: BTC).

Nguyễn Cảnh Hoan thuộc đời thứ 5 của dòng họ Nguyễn Cảnh, là con thứ hai của Phúc khánh Quận công Nguyễn Cảnh Huy.

Ông Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576) người huyện Thanh Chương, Nghệ An, là vị tướng tài ba thời Lê Trung Hưng có công phò Lê diệt Mạc. Chiến công hiển hách và sự hy sinh của ông được Vua Lê thương tiếc lệnh lập các đền thờ ở những vùng ngài hoạt động.

Giữa thời kỳ Lê – Mạc phân tranh, nhà Mạc huy động các tướng giỏi và đại binh đánh vùng Thanh - Nghệ, Nguyễn Cảnh Hoan bị thuộc tướng làm phản. Ông rơi vào mai phục của tướng nhà Mạc là Nguyễn Quyện, bị bắt và đem về Thăng Long.

Nhà Mạc biết ông là tướng giỏi bèn tìm cách lôi kéo, mua chuộc nhưng ông cự tuyệt, một mực giữ lòng trung thành với vua Lê. Tháng 9/1576, Nguyễn Cảnh Hoan bị mưu sát tại Thăng Long.

Lễ hội Thập niên sự lệ vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ đón nhận danh hiệu này sẽ diễn ra ngày 23/4 (15/3 âm lịch) tại Nghệ An. Đây là một mốc son mới để con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh tiếp tục phát huy tinh thần hào hùng của các bậc tiên tổ, bồi dưỡng những tập quán cổ truyền tốt đẹp và xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.

Trong khuôn khổ lễ đón nhận danh hiệu, Lễ hội Thập niên sự lệ sẽ được diễn ra với quy mô lớn và nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc.

Linh hồn của lễ hội là đám rước hoành tráng kéo dài hàng cây số, được biên chế theo đội hình truyền thống: Võ lệnh đi trước mở đường, cờ phướn giương oai, voi ngựa đốc chiến, sắc phong thể hiện công trạng, kiệu Thánh ngự lồng lộng.

Phần hội gồm: Đêm thơ Nguyễn Cảnh thi tập, chương trình văn nghệ Sáng mãi bài ca truyền thống...

Tình Lê

Gìn giữ căn tính Việt với người trẻ trong thời buổi hội nhậpTrước thềm Giỗ tổ Hùng Vương, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang cùng các sinh viên bàn về việc gìn giữ, phát huy căn tính, văn hóa Việt trong thời hiện đại.

分享到: