【nhận định asroma】Nhà ở công vụ: Không trả, ai đi đòi?

Nguyen Sinh Hung

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách. Ảnh: TTXVN

Chế độ nhà ở công vụ: Tràn lan sẽ khó khả thi

Qua thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau về đối tượng được sử dụng nhà công vụ. Có ý kiến thứ nhất tán thánh với quy định của dự thảo Luật,àởcôngvụKhôngtrảaiđiđònhận định asroma áp dụng chế độ nhà công vụ đối với các cán bộ cấp cao, cán bộ điều chuyển công tác, giáo viên, bác sĩ được điều động đến vùng sâu vùng xa,...

Ủng hộ quan điểm này, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội), ĐB Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng, chế độ nhà ở công vụ như vậy sẽ làm cán bộ yên tâm khi chuyển công tác, tạo thuận lợi cho việc luân chuyển cán bộ. Khi hết thời gian đảm nhiệm công việc, nguyên tắc là phải trả lại nhà cho Nhà nước. Tuy nhiên ĐB Lê Nam đề xuất, đối với những cán bộ còn khó khăn về nhà ở, Nhà nước có thể hỗ trợ bằng chính sách nhà ở xã hội trong thời hạn nhất định.

Cũng có một số ĐB đề nghị chỉ nên áp dụng chế độ nhà ở công vụ cho cán bộ cấp cao cần bảo vệ an ninh, không áp dụng chế độ này cho các đối tượng được điều động, luân chuyển khác. Hoặc, đề nghị chỉ đầu tư xây dựng nhà công vụ tại khu vực vùng sâu, vùng xa, còn đối với cán bộ khi được điều động, luân chuyển đến các thành phố lớn thì đưa chế độ nhà ở công vụ vào tiền lương để họ tự thuê nhà ở nhằm tránh lãng phí, dàn trải.

ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) nhận xét, chế độ nhà ở công vụ dường như đang quay lại thời kỳ bao cấp 30 năm trước đây. Khi đó, chúng ta đã rất vất vả để chuyển tiền nhà vào tiền lương. ĐB cho rằng, hiện nay chỉ nên xem xét một số trường hợp đặc biệt, còn không nên bao cấp các đối tượng khác vì họ có khả năng thuê, mua nhà để ở.

“Nếu lo cho đối tượng này, tại sao không nghĩ đến hàng năm có hàng trăm nghìn trường hợp thi vào công chức, viên chức, họ rất mong được vào và không có ai đặt vấn đề về nhà ở”, ĐB Lê Đình Khanh nói.

Vì vậy, ĐB Lê Đình Khanh đề nghị chỉ áp dụng chế độ nhà công vụ với một số cán bộ cấp cao cần ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt và ở những nơi vùng sâu vùng xa cần thu hút cán bộ.

ĐB Lò Văn Muôn (Điện Biên) cũng đề nghị, cần thiết bổ sung đối tượng cán bộ luân chuyển đến vùng sâu vùng xa được hưởng chế độ nhà công vụ. Tuy nhiên, ĐB cũng băn khoăn về tính khả thi của luật.

Nêu ví dụ tại tỉnh Điện Biên có khoảng 65 – 70% số xã cần nhà công vụ, nhiều nhất là đối tượng giáo viên. Vậy nếu áp dụng như luật, cần bao nhiêu kinh phí, thời gian để xây dựng hết nhà ở công vụ cho những khu vực này.

Theo ĐB Muôn, cần tính toán kỹ bởi nếu đưa ra chính sách mà không khả thi thì sẽ gây thất vọng, mất lòng tin vào chính sách. Bởi vậy, ĐB Muôn đề xuất giải pháp tích hợp chức năng của nhà ở xã hội và nhà ở công vụ để phục vụ cho các đối tượng được nhà nước hỗ trợ.

Đề nghị có báo cáo tổng thể về nhà ở công vụ

Hầu hết các ĐB đều thống nhất phải quản lý nhà ở công vụ chặt chẽ hơn, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thuê nhà ở công vụ, đồng thời bổ sung chặt chẽ về đối tượng, việc quản lý, sử dụng nhà công vụ trong dự thảo Luật.

ĐB Lê Như Tiến, ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đề nghị Bộ Xây dựng có báo cáo tổng kết về thực trạng quản lý và sử dụng nhà công vụ thời gian qua, để các ĐB Quốc hội xem xét, quyết định hướng sửa đổi chính sách cho phù hợp.

Phát biểu tại buổi họp về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đối tượng sử dụng nhà công vụ phải thu hẹp hơn, nếu không sẽ không thể khả thi. Nhà công vụ cũng phải được phân chia rõ thành từng nhóm cho từng đối tượng, khu vực.

Đồng thời, chính sách quản lý nhà công vụ phải được quy định rõ ràng, chặt chẽ, do một cơ quan quản lý tập trung. Nguyên tắc là nhà ở hết thời gian làm việc thì phải trả, nếu không trả thì luật quy định là cưỡng chế.

Tuy nhiên, luật chưa làm rõ ai, cơ quan nào sẽ đi cưỡng chế nhà ở công vụ. “Luật phải rõ ràng thì mới đòi được… Ai cũng xin, cũng nể nhau thì sẽ không đòi được”, Chủ tịch Quốc hội nói. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng nêu nguyên tắc, về lâu dài, nhà công vụ phải được giảm dần, tránh gây phức tạp, mất đoàn kết.

Hoàng Yến