Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh,ảicáchnềntàichínhcôngcủaViệtNamtheothônglệquốctếtrực tiếp bings đá lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và đại diện của Bộ Tài chính, Tổng cục Kho bạc, Trung tâm chuẩn mực kế toán quốc gia của các nước như: Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh đã đánh giá cao sang kiến của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và các tổ chức liên quan về việc thiết lập Mạng lưới quản lý chi tiêu công ở châu Á. Diễn đàn này thực sự là cơ hội tốt để các quốc gia thành viên chia sẻ, trao đổi và học tập lẫn nhau về kinh nghiệm trong cải cách quản lý tài chính công, cũng như phân tích những thách thức chung phải đối mặt để tìm ra giải pháp cùng phát triển.
Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh cũng thông báo với các đại biểu, hiện cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam, với trọng tâm là quản lý NSNN, đã thực hiện hơn 10 năm và đạt những kết quả như: Thông qua việc thực hiện đổi mới phân cấp NSNN theo hướng nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử dụng ngân sách; Đổi mới công tác quản lý NSNN, tăng cường minh bạch ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả nguồn lực tài chính, từng bước phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình cải cách quản lý tài chính công như việc tổng kết, nghiên cứu để xác lập hệ thống NSNN, tổ chức phân cấp ngân sách phù hợp với điều kiện và thực tiễn quản lý kinh tế, phân định thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý đảm bảo quản lý ngân sách thống nhất, hiệu quả; Phân bổ ngân sách còn dựa trên các yếu tố đầu vào, chưa dựa trên kết quả đầu ra; Chưa xây dựng, ban hành và áp dụng chuẩn mực kế toán công cho lĩnh vực công…
Trong khi đó, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực sẽ là những thách thức tác động đến cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung và tài chính - ngân sách của Việt Nam nói riêng. Trong đó các quy định của các chế độ kế toán và việc tổ chức thực hiện trong lĩnh vực kế toán nhà nước phải được cải cách phù hợp theo các mô hình, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Do vậy, nhiệm vụ của KBNN là trong thời gian tới tập trung quản lý ngân quỹ và tiến hành xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước. Nội dung này cũng đã được nêu trong Chiến lược phát triển hệ thống KBNN, theo đó đến năm 2020, KBNN sẽ vận hành chức năng Tổng kế toán nhà nước.
Hiện nay, sau việc triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Bộ Tài chính tập trung 3 yếu tố để đáp ứng mô hình Tổng kế toán nhà nước là: Xây dựng khung pháp lý để triển khai Tổng kế toán nhà nước; Tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện các công việc, quy trình nghiệp vụ của Tổng kế toán nhà nước; Hệ thống thông tin để hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ Tổng kế toán nhà nước.
Chính vì vậy, Việt Nam mong muốn thông qua Hội thảo này để có thêm kinh nghiệm trong việc tổng hợp báo cáo tài chính công; Công bố thông tin tài chính Chính phủ, mối quan hệ với chuẩn mực kế toán công tại các nước đang phát triển; Tổ chức bộ máy kế toán, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong lĩnh vực công… Để trên cơ sở đó, xây dựng Lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam, đối tượng và phạm vi áp dụng kế toán tiền mặt, kế toán dồn tích; cơ sở kế toán để lập báo cáo thu, chi ngân sách và lập báo cáo thu, chi ngân sách và báo cáo tài chính toàn Chính phủ.
Thu Hằng