您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【tỷ số leganes】Cuộc chiến thương mại Mỹ

Cúp C159人已围观

简介Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ là may mặc.Đối với các nền kinh tế đang phát triển tr ...

may

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ là may mặc.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam,ộcchiếnthươngmạiMỹtỷ số leganes tác động này là nhỏ hơn nhưng vẫn đáng quan ngại, từ 0 - 0,5% GDP.

* PV: Liên quan đến căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ chịu tác động không nhỏ, bởi đều tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của Trung Quốc nên sẽ chịu ảnh hưởng. Xin ông cho biết quan điểm của AMRO về vấn đề này?

- TS. Hoe Ee Khor: Chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung không chỉ là tình huống cùng thua (lose - lose) của cả hai quốc gia, mà còn có tác động lan truyền đến châu Á qua mạng lưới sản xuất giữa Trung Quốc và các quốc gia còn lại trong khu vực. Nhiều quốc gia trong số này cũng có quan hệ thương mại chặt chẽ với Mỹ. Theo kết quả của mô hình giả định của AMRO về tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung trong Báo cáo triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 (AREO) năm 2018, tác động của cuộc chiến thương mại đến tăng trưởng của các quốc gia phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore là từ 0,2- 0,8% GDP. Đối với các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam, tác động này là nhỏ hơn nhưng vẫn đáng quan ngại, từ 0 - 0,5% GDP.

Hoe Ee Khor
TS. Hoe Ee Khor

Chuỗi cung ứng toàn cầu là động lực chính của thương mại và đầu tư trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam. Rất nhiều sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo xuất khẩu vào thị trường Mỹ sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và nguyên liệu trung gian từ các nước khác trong khu vực. Tuy các nền kinh tế trong khu vực có thể không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các biện pháp bảo hộ thương mại của Mỹ, nhưng có thể chịu tác động tiêu cực do các hiệu ứng lan truyền của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đến chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm ảnh hưởng cụ thể phụ thuộc vào từng lĩnh vực.

Tuy nhiên, các nền kinh tế khu vực có thể được hưởng lợi nếu tận dụng được cơ hội xuất khẩu các sản phẩm như đậu nành, đồ điện tử, các sản phẩm chế biến, chế tạo cơ bản như nội thất, dệt may thay thế cho các mặt hàng xuất khẩu này của Trung Quốc vào Mỹ. Tuy vậy, các thách thức từ các biện pháp bảo hộ thương mại song phương của Mỹ đối với hệ thống thương mại tự do đa phương, rủi ro trả đũa của các đối tác thương mại sẽ phủ bóng đen lên các kết quả đạt được và gây tổn hại đến môi trường thương mại tự do toàn cầu đối với các nền kinh tế nhỏ, mở cửa trong khu vực.

* PV: Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn. Theo dự báo của AMRO, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tác động tới kinh tế Việt Nam như thế nào, thưa ông?

- TS. Hoe Ee Khor:Tác động trực tiếp lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể không quá lớn, do: Thứ nhất, mặc dù Việt Nam tham gia đáng kể vào chuỗi giá trị toàn cầu, theo số liệu của OECD, song giá trị gia tăng từ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa của Trung Quốc hơn là phục vụ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Điều này có nghĩa rằng các tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lên nhu cầu của Trung Quốc về hàng xuất khẩu Việt Nam thấp hơn các số liệu thương mại tổng thể đưa ra.

Thứ hai, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ là may mặc. Mặt hàng này chưa nằm trong danh mục ưu tiên bảo hộ của Mỹ như các ngành khác hiện đang được chính quyền Mỹ tập trung vào, nhằm tăng số lượng việc làm nội địa tại Mỹ; chẳng hạn như ngành thép. Mặc dù Việt Nam xuất khẩu thép vào Mỹ, song giá trị xuất khẩu của ngành này không lớn, chỉ khoảng 0,3 tỷ USD trong năm 2017 so với tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam là hơn 200 tỷ USD.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của các biện pháp thương mại của Mỹ đối với ngành thép lại có tác động gián tiếp. Ngành công nghiệp thép nội địa của Việt Nam có thể chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn từ số lượng thép nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất thép khác như Trung Quốc – quốc gia đang cố gắng tìm cơ hội thị trường khác ngoài thị trường Mỹ.

Trung Quốc cũng có thể thực hiện hành vi bán phá giá trong các lĩnh vực khác như dệt may, da giày, nội thất, điều này sẽ tác động lên lợi nhuận của các công ty Việt Nam. Nói cách khác, hàng hóa của Việt Nam sẽ phải đối mặt với các biện pháp bán phá giá các sản phẩm sản xuất dư thừa của Trung Quốc và các biện pháp phi thuế quan, các rào cản kỹ thuật trong thương mại từ Trung Quốc.

* PV: Cũng có ý kiến cho rằng, xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ “để ngỏ” cho Việt Nam cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Mỹ "cấm cửa" với hàng hóa máy móc, thiết bị điện tử, công nghệ cao của Trung Quốc, nhưng nhu cầu tiêu thụ của người Mỹ vẫn không hề giảm. Ông có đồng tình với quan điểm này? Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để thay thế được một phần vào sự thiếu hụt đó?

- TS. Hoe Ee Khor:Phần lớn các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực thiết bị điện tử bao gồm việc lắp ráp điện thoại và các thiết bị liên quan, vốn chỉ là một phần trong chuỗi sản xuất và cung ứng thiết bị điện tử nói chung. Trong ngắn hạn, sẽ là thách thức đối với Việt Nam khi muốn thay thế vị trí của Trung Quốc trong việc xuất khẩu các mặt hàng điện tử khác, nếu những ngành công nghiệp này chưa đi vào hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, về dài hạn, các xung đột thương mại hiện tại có thể mở ra cơ hội cho Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp điện tử đồ dùng gia đình như tủ lạnh, máy giặt, hiện chủ yếu vẫn phục vụ thị trường nội địa. Việt Nam có thể cạnh tranh để xuất khẩu mặt hàng này. Trong dài hạn, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường trình độ công nghệ, đổi mới, chất lượng thể chế, vốn là nhân tố tăng cường năng suất các nhân tố tổng hợp trong những năm qua, để nắm bắt các cơ hội từ sự thay đổi trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.

* PV: Xin cảm ơn ông

Luyện Vũ (thực hiện)

Tags:

相关文章