Phát biểu khai mạc,ĐốithoạiBiểnlầnthứKhámphácáclĩnhvựcmớicủabiểncảvàđáybiểnsânhan dinh argentina Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao nhắc lại quá trình đàm phán thông qua Hiệp định trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ).
Khẳng định UNCLOS sau 30 năm vẫn là "ngọn đèn soi sáng" cho các hoạt động trên biển và đại dương, Tiến sỹ Nguyễn Hùng Sơn mong muốn Đối thoại sẽ giúp các bên liên quan hiểu nhiều hơn về BBNJ và tìm được sự thấu hiểu chung giữa các nhà khoa học, luật gia để các nước Đông Nam Á có quá trình chuẩn bị, triển khai, đưa ra khuyến nghị mới để thúc đẩy hợp tác.
Theo ông Florian Feyerabend, Trưởng đại diện Viện KAS tại Việt Nam, Đối thoại Biển lần thứ 13 có ý nghĩa quan trọng, là diễn đàn để các đại biểu thảo luận sâu sắc về khai thác vùng biển sâu, quản trị khu vực ngoài quyền tài phán của quốc gia, phát triển các nền tảng để thúc đẩy quan hệ hợp tác, xây dựng chính sách trong tương lai.
Đối thoại Biển lần thứ 13 bao gồm 4 phiên thảo luận. Trong đó, phần Hiệp định BBNJ: Những nội dung chính và triển vọng (phiên 1) tập trung trao đổi và làm rõ các nội dung cơ bản của Hiệp định, đồng thời thảo luận về cách thức Hiệp định được áp dụng phù hợp với các công cụ pháp lý hiện hành khác. Tiếp đó là các nội dung: Triển vọng mới về các quy định khai thác đáy biển sâu; Các cơ hội và thách thức cho việc tăng cường hợp tác tại khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia; Hợp tác trong khai thác và bảo tồn tại khu vực ngoài quyền tài phán quốc gia: Các khuyến nghị về pháp lý và chính sách.
Sau gần hai thập kỷ thảo luận và đàm phán, Hiệp định BBNJ vừa được thông qua đã trở thành hiệp định thực thi thứ ba trong khuôn khổ UNCLOS. Hiệp định điều chỉnh các nhóm vấn đề quan trọng liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia như: Tài nguyên gen biển; các công cụ quản lý vùng (ABMT), bao gồm khu bảo tồn biển (MPA); đánh giá tác động môi trường; xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ; cũng như vận hành các cơ quan và thể chế.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông (Học viện Ngoại giao) nhấn mạnh có 4 mảng BBNJ có thể hỗ trợ triển khai UNCLOS trong thời gian tới. Đó là: đưa ra các định nghĩa quan trọng; quy định các trọng trách hợp tác về tài nguyên biển hay chuyển giao công nghệ; cơ chế clearing house - cung cấp thông tin; tạo điều kiện cho hợp tác và cuối cùng là cơ chế giám sát định kỳ, nâng cao năng lực.
顶: 86561踩: 413
【nhan dinh argentina】Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá các lĩnh vực mới của biển cả và đáy biển sâu
人参与 | 时间:2025-01-11 00:54:37
相关文章
- Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- Cà Mau tiếp tục test kiểm soát Covid
- Nghệ An: Điều trị ba ca bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
- Bàn giao 18 căn nhà đại đoàn kết
- 'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- Chấn chỉnh sai sót trong chuyên môn nghiệp vụ ngành y chống dịch Covid
- Bứt phá đào tạo bác sĩ của y tế Bình Long
- Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán 2020
- Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- Đồng Phú: 2.962 lượt người được tuyên truyền, phổ biến pháp luật
评论专区