当前位置:首页 > Cúp C1

【thứ hạng của júbilo iwata】Đồng bằng sông Cửu Long chủ động phòng chống lũ

Những ngày này nước lũ đổ về vùng đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp cũng là lúc chính quyền địa phương và người dân khẩn trương chuẩn bị các phương án đối phó. Cùng với việc đảm bảo sản xuất nông nghiệp,ĐồngbằngsngCửuLongchủđộngphngchốnglũthứ hạng của júbilo iwata giảm những thiệt hại do lũ gây ra thì bảo vệ an toàn tính mạng người dân là mục tiêu quan trọng hàng đầu.

Chủ động sản xuất, ổn định cuộc sống

Mặc dù đã là giữa tháng 8 thế nhưng nhiều nông dân ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) vẫn hồ hởi xuống giống lúa vụ 3. Ông Nguyễn Văn Thạnh, Bí thư Huyện ủy An Phú, cho biết năm nay vùng đầu nguồn này gia tăng diện tích lúa vụ 3 lên 3.000ha, tăng 1.400ha so mùa lũ năm ngoái. Sở dĩ An Phú chủ động đẩy mạnh sản xuất mùa lũ là nhờ hệ thống đê bao vừa được đầu tư vững chắc, cộng với kinh nghiệm chống lũ nhiều năm nên người dân không còn “chạy lũ” mà chủ động sống chung với lũ.

Có mặt tại thị trấn Long Bình (huyện An Phú), nơi tiếp giáp với tỉnh Cần Đan (Campuchia), nước lũ từ thượng nguồn đổ về đỏ lừ, song mực nước vẫn còn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Bí thư thị trấn Long Bình Trần Văn Thanh cho biết, mọi năm thời điểm này nước đã ngập trắng đồng, nay chưa hề hấn gì. Hiện thời nông dân đang thu hoạch 123ha rau màu các loại và xuống giống 112ha lúa vụ 3, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân vùng biên giới trong mùa lũ.

Đưa chúng tôi ra thăm khu đồng lúa đê bao, ông Nguyễn Văn Bình, ở thị trấn Long Bình, tâm sự: “Những năm trước cứ lũ về là lo di dời nhà, rau màu bị nhấn chìm gây thiệt hại lớn. Nay được đầu tư đê bao nên nhà cửa, đường sá không còn ngập, người dân còn được sản xuất mùa lũ, tăng thu nhập đáng kể”.

Ngày càng có nhiều cảnh báo sạt lở như thế này ở các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: theo SGGPOL

Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, năm nay nông dân các huyện vùng lũ sản xuất 110.000ha lúa vụ 3, tăng hơn 11.500ha so với mùa lũ năm ngoái. Ước tính năng suất đạt 5 - 5,2 tấn/ha, giúp nông dân thu về hơn 568.000 tấn lúa hàng hóa.

Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, rút kinh nghiệm từ lũ lớn năm 2011 đe dọa nhiều tuyến đê bao, năm nay Đồng Tháp chủ trương “làm chắc, ăn chắc”. Các nơi sản xuất lúa vụ 3 phải có đê bao chống lũ triệt để, thời gian xuống giống - thời gian thu hoạch được tính toán chu đáo không để lũ gây hại. Cùng với lúa vụ 3 thì Đồng Tháp chủ động nhiều mô hình sản xuất mùa lũ có hiệu quả như nuôi tôm càng xanh, nuôi cá, trồng ấu, trồng nấm rơm, đóng xuồng, đan lờ lọp, lưới… giúp người dân tăng thu nhập.

Thạc sĩ Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay ngành nông nghiệp tỉnh chủ động các mô hình sản xuất mùa lũ để người dân ổn định cuộc sống. Trong đó, tỉnh chủ trương sản xuất 63.500ha lúa vụ 3 ở các huyện có đê bao kiên cố, những nơi không an toàn như huyện Kiên Lương, Hòn Đất… không chủ trương làm lúa vụ 3 nhằm tránh thiệt hại.

Sẵn sàng đối phó với bão, lũ…

Ông Võ Thạnh, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn An Giang nhận định, mực nước lũ ở vùng đầu nguồn hiện nay dao động ở mức thấp so với trung bình nhiều năm. Theo dự báo, khả năng đỉnh lũ năm nay đạt khoảng báo động cấp 3. Dù vậy, ngành chức năng và người dân không thể thờ ơ bởi diễn biến thời tiết ngày càng bất thường. Ông Võ Thạnh lưu ý, chính quyền địa phương cần chủ động các phương án chống bão, lũ, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra. Nhất là tăng cường tuyên truyền cho người dân đề cao cảnh giác.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Thiện Pháp, Thường trực Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Tiền Giang, cho biết, tỉnh đang “chạy nước rút” để đối phó với bão lũ. Qua khảo sát mới đây, tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và Châu Thành có khoảng 5.000ha lúa vụ 3 sạ trễ, đê bao thiếu an toàn, khả năng bị lũ đe dọa. Tỉnh đã yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố đê bao càng nhanh càng tốt, phải hoàn thành trước khi lũ về.

Bên cạnh đó, tập trung xử lý hàng chục điểm sạt lở bờ sông, bờ bao… bảo vệ hơn 40.000 ha vườn cây ăn trái trong tỉnh. Chuẩn bị phương án sơ tán hơn 20.000 người ở vùng ven biển nếu xảy ra bão lớn. Trong tháng 8 này, Tiền Giang sẽ mở hàng chục lớp tập huấn về khả năng đối phó với bão, lũ cho cán bộ cấp huyện và xã; tuyên truyền cho hơn 5.000 người ở các vùng thường xuyên bị thiên tai về nhận thức và ứng phó khi bão lũ xảy ra. Tổng kinh phí phòng chống bão lũ năm nay hơn 30 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận, diễn biến bão lũ ngày càng phức tạp. Mùa lũ năm 2011, Đồng Tháp có 20 người bị chết đuối, tổng thiệt hại về tài sản do lũ gây ra khoảng 1.000 tỷ đồng. Từ đầu năm 2012 đến nay thiệt hại do thiên tai ở tỉnh đã hơn 46 tỷ đồng. Vì vậy, Đồng Tháp đang dồn sức chuẩn bị phòng chống bão, lũ vừa bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thiệt hại càng thấp càng tốt, nhất là đảm bảo an toàn tính mạng người dân.

Cùng các giải pháp ứng phó, mới đây UBND tỉnh Đồng Tháp đã công bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở bờ sông ở các xã An Hiệp (huyện Châu Thành), xã Mỹ An Hưng B (huyện Lấp Vò), phường 4 (thị xã Sa Đéc), xã Tân Quới và Tân Bình (huyện Thanh Bình) với tổng chiều dài hơn 6km. UBND tỉnh yêu cầu chính quyền địa phương nhanh chóng di dời các hộ dân đang sống trong vùng sạt lở đến nơi an toàn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 100 điểm sạt lở ở 10 huyện, thị, thành phố với hơn 1.200 hộ cần di dời khẩn cấp.

Tại Long An, ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết, đến thời điểm này các cấp, các ngành và người dân đã sẵn sàng phòng chống bão, lũ với phương châm “4 tại chỗ”. Quan điểm của Long An là chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, đồng thời gia tăng sản xuất khai thác lợi thế mùa lũ nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống.

Nguồn: SGGPOL

分享到: