当前位置:首页 > La liga

【trận đấu cremonese】Hạn chế đơn khiếu kiện là thước đo sự hiệu quả

 Sẽ có nhiều điểm mới trong việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ dự án

Khiếu nại, tố cáo tập trung vào lĩnh vực đất đai

Ngày 9/2/2004, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, trong đó quy  định: “Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), phấn đấu đến năm 2005 hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ các loại”. Đến ngày 22/2/2006, Thủ tướng tiếp tục có Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai, và cũng quy định: “Đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, phấn đấu cơ bản hoàn thành cấp GCNQSDĐ trong năm 2006”. Thế nhưng, 18 năm trôi qua, rất nhiều trường hợp vẫn không được giải quyết cấp GCNQSDĐ.

Thực tế, việc cấp GCNQSDĐ đối với người dân là vấn đề có vẻ rất khó khăn. Điều này đã tạo nên tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong xã hội. Đó là vấn nạn “cò mồi”, rồi lừa đảo khi nhiều đối tượng nhận tiền của người dân để “trợ giúp” thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ nhưng không thực hiện; rất nhiều vụ án đã đưa ra xét xử.

 Những điểm mới của Luật Đất đai 2024 hứa hẹn tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, hiện vẫn còn nhiều trường hợp người dân có nhà cửa đàng hoàng, kiên cố nhưng không được cấp GCNQSDĐ, hay việc tách thửa cũng không xong bởi vướng quy hoạch, đặc biệt là vướng quy hoạch treo. Không ít người dân cũng cảm thấy không hài lòng dẫn đến khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện khi bị thu hồi đất nhưng bồi thường hoặc bố trí tái định cư chưa thỏa đáng.

Tại nhiều địa phương, thực trạng đất sản xuất nông nghiệp bị bỏ hoang diễn ra phổ biến, nhưng quá trình thực thi pháp luật vẫn chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai. Bởi, theo quy định của Luật Đất đai 2013, nếu bỏ hoang hoặc không sử dụng đất đúng mục đích là phải thu hồi đối với đất trồng cây hàng năm bị bỏ hoang sau 12 tháng, đất trồng cây lâu năm là 18 tháng, đất rừng là 24 tháng…

Tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, Báo cáo Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 cho thấy, phần lớn các nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, khiếu nại các quyết định hành chính, việc bồi thường, hỗ trợ và bố trí đất tái định cư,...

Đánh giá tình hình từ báo cáo này cho rằng, một số quy định của pháp luật về đất đai, về quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường xuyên thay đổi, do đó có nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết các đơn thư; cơ chế, chính sách về bồi thường khi thu hồi đất được ban hành sau luôn bảo đảm tốt hơn về quyền lợi cho người dân so với quy định trước, nên người bị thu hồi đất trước đây có tâm lý bị thiệt thòi dẫn đến phát sinh khiếu nại. Mặt khác, lĩnh vực đất đai có nhiều vấn đề do lịch sử để lại, nên quá trình giải quyết cho công dân gặp nhiều khó khăn, chưa đồng bộ.

Kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nhiều "nút thắt"

Không phải bây giờ mà trong mọi thời điểm, đất đai luôn được cả xã hội quan tâm. Những thay đổi của Luật Đất đai 2024 nhằm hướng mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất; cân bằng lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai, đó là giữa Nhà nước, Nhân dân và các tổ chức xã hội. Đặc biệt, luật này kỳ vọng sẽ hạn chế về tình trạng khiếu kiện tranh chấp đất đai.

Từ những điểm mới của Luật Đất đai 2024, không chỉ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp mà người dân cũng khấp khởi kỳ vọng về những quy định “mở”. Đơn cử như, đất không có giấy tờ sử dụng trước 1/7/2014 vẫn được cấp sổ đỏ; bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; đơn giản hóa điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp; đa dạng hình thức bồi thường cho người dân bị thu hồi đất; bị thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường bằng đất ở/nhà ở; phải bàn giao nhà ở tái định cư mới được thu hồi đất; bổ sung nhiều khoản hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất; cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa; tăng hạn mức chuyển nhượng đất nông nghiệp…

Trước khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, ngày 30/7, tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Công tác tổ chức thi hành pháp luật vẫn chưa thực sự hiệu lực, hiệu quả; chưa thực sự khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững, việc xây dựng, ban hành luật, nghị quyết đã khó, việc đưa các văn bản này đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng còn khó khăn hơn.

Trong thời gian đến, trong bối cảnh tỉnh đang triển khai nhiều dự án, tình hình khiếu kiện phức tạp có khả năng tiếp tục phát sinh liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Những điểm mới trong Luật Đất đai 2024 sẽ gỡ bỏ nhiều nút thắt, song việc thực tiễn hóa các quy định của luật vào cuộc sống cần có sự chủ động, linh hoạt. Và có lẽ, thước đo cho sự hiệu quả đó là việc hạn chế tối đa những lá đơn khiếu nại, tố cáo của người dân gửi đến cơ quan công quyền liên quan đến đất đai.

分享到: