Việc thu phí thù lao cho hòa giải viên cũng như hoạt động của trung tâm là cần thiết,ónênthuphíhòagiảiđốithoạitạitòaátíp bóng đá vừa giảm tải ngân sách quốc gia, vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn, thu hút nhân tài tham gia công tác hòa giải.
Hai phương án về cơ chế thu phí
Ngày 1/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án.
Tại dự thảo luật, Tòa án Nhân dân tối cao đang đưa 2 phương án về cơ chế thu phí. Theo đó, phương án 1: Nhà nước không thu lệ phí hòa giải, lệ phí đối thoại tại tòa án; phương án 2: Nhà nước thu lệ phí hòa giải, lệ phí đối thoại với các trường hợp sau: Pháp nhân nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính; cá nhân nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại.
Đóng góp ý kiến về quy định này, Luật sư Nguyễn Thị Kim Vinh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Tài chính (FCCA) cho rằng, hai phương án về lệ phí hòa giải, lệ phí đối thoại quy định tại Điều 7 đều không phù hợp.
Bà Vinh kiến nghị, trường hợp cá nhân, pháp nhân nộp đơn khởi kiện tranh chấp về kinh doanh thương mại, dân sự, hành chính, lao động,…thì nộp tạm ứng lệ phí tại cơ quan thi hành án dân sự, chỉ khi nào hòa giải thành thì sẽ thu lệ phí, nếu hòa giải không thành thì chuyển qua án phí, lệ phí giải quyết tranh chấp; vụ việc dân sự theo thủ tục của tòa án, cụ thể là Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án, nếu đóng chưa đủ thì bổ sung thêm tại cơ quan thi hành án dân sự.
Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền - Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh, không thu phí rõ ràng là cơ chế rất có lợi cho các đương sự, thể hiện tính nhân văn rất cao của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, lại sẽ có vấn đề về lâu dài đối với chế định hòa giải đối thoại tại tòa vì khó thu hút được các hòa giải viên giỏi tâm huyết tham gia, dẫn đến không có nhân lực chất lượng cao, không tạo động lực trong công việc.
Ngoài ra, còn làm tăng thêm gánh nặng ngân sách khi toàn bộ các thù lao/phụ cấp cho hòa giải viên đều do ngân sách chi trả. Đồng thời, tạo ra sự bất hợp lý đối với các trung tâm hòa giải khác như hòa giải thương mại. Ông Truyền băn khoăn về trường hợp các đương sự lựa chọn “địa điểm hòa giải đối thoại” theo điều 18 khoản 2 và điều 20 của dự thảo luật thì chi phí cho thẩm phán, hòa giải viên sẽ được xử lý thế nào?
Còn nếu thực hiện theo phương án 2 là có thu phí, ông Truyền lo ngại liệu có phí chồng phí hay không nếu hòa giải không thành. Dự thảo chưa đưa ra cơ chế cho việc xử lý án phí thế nào khi trung tâm hòa tại tòa đã thu phí khi chuyển sang thụ lý cũng vẫn tòa án đó lại thu thêm lần phí cho xét xử.
Hơn nữa, theo phương án này, chỉ thu phí với pháp nhân khi tham gia giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại và cá nhân nộp đơn khởi kiện về kinh doanh, thương mại thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các loại tranh chấp.
Nên thu phí trong một số trường hợp
Từ phân tích trên, ông Truyền khuyến nghị nên lựa chọn cơ chế thu phí vì nguyên tắc tối thượng trong hòa giải là tự nguyện thì việc thu phí thù lao cho hòa giải viên cũng như hoạt động của trung tâm là cần thiết, vừa giảm tải ngân sách quốc gia, vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn, thu hút nhân tài tham gia công tác hòa giải. Đồng thời, đảm bảo sự công bằng địa vị pháp lý giữa các trung tâm hòa giải ngoài tòa với trung tâm hòa giải tại tòa.
Bên cạnh đó, đảm bảo sự tự do lựa chọn trung tâm hòa giải của các đương sự theo đúng ý chí nguyện vọng và tự nguyện đúng với tôn chỉ của hoạt động hòa giải trong các tranh chấp giữa các đương sự. Xác định rõ việc hòa giải ngoài tòa theo Luật Tố tụng dân sự trong lĩnh vực thương mại sẽ phải chịu một khoản phí tùy theo sự lựa chọn và thỏa thuận của các đương sự với trung tâm hòa giải.
Theo Luật sư Nguyễn Đức Mạnh - Phó Giám đốc kiêm Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Bizlink cho rằng, trong một số trường hợp, vụ việc cụ thể, sau khi xem xét đơn khởi kiện của người nộp đơn mà thấy vụ việc có đủ điều kiện tiến hành hòa giải, đối thoại, tòa án có thể gợi ý để các bên chuyển vụ việc đến các trung tâm hòa giải khác ngoài tòa án như Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) .
Mức thù lao của hòa giải viên, đối thoại viên sẽ được hưởng theo thỏa thuận với các bên. Hoạt động này của tòa án cũng đã và đang được áp dụng tại mô hình hòa giải gắn với tòa án ở Singapore. Điều này sẽ góp phần vừa đảm bảo Nhà nước có trách nhiệm chi trả kinh phí để có lợi cho các bên, vừa huy động được các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia tích cực, nhiệt tình vào hoạt động hòa giải, đối thoại./.
Bùi Tư