发布时间:2025-01-12 18:44:08 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Già làng Lâm Bắc,ĐộcđaacuteolễhộiPhaacutebagraveucủangườiKhmerởLộkq 24h ngụ ấp Chà Đôn cho biết: Người Khmer ở Lộc Khánh thường ở cạnh các bàu nước tự nhiên. Bàu được xem là tài sản chung của cộng đồng. Hiện bàu Ka Puốt là tài sản chung của cộng đồng người Khmer 3 ấp: Sóc Lớn, Ba Ven và Chà Đôn. Lễ hội Phá bàu được bà con tổ chức lần đầu tiên vào năm 1925, do các cụ Lâm Mơm, Lâm Mé, Lâm Chum, Lâm Mok… chủ trì. Từ đó, thông thường mỗi năm tổ chức 1 lần. Nhưng tùy vào điều kiện kinh tế, thời tiết mà lễ hội có quy mô khác nhau. Tuy nhiên cũng có những năm vì lý do khác nhau mà không tổ chức. Khoảng 10 năm trở lại đây, việc tổ chức lễ hội do các già làng Lâm Bắc, Lâm Búp, Lâm Uynh, Lâm Dách… chủ trì.
Lễ cúng các vị thần cạnh bàu nước do già làng Lâm Uynh (đeo kính) chủ trì
Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên cả phần lễ và hội đều hạn chế tụ tập đông người, tiết giảm nhiều thủ tục. Phần lễ được bà con chuẩn bị gồm đầu heo, gà luộc, gạo, muối và hoa thơm, trái ngọt để cầu khấn các bậc tiền nhân, thần linh phù hộ cho dân làng. Phần hội diễn ra với hoạt động đánh bắt cá, tôm. “Nếu ngày xưa, để đánh bắt thủy sản, bà con phải phá bờ đập cho bàu cạn nước thì nay chỉ dùng nơm, lưới, vó… nên nguồn nước trong bàu vẫn giữ lại dùng tưới tiêu, cho gia súc uống. Cá, tôm bắt được, mọi người làm thức ăn tổ chức ăn uống tại chỗ. Những con cá lớn thường được nướng trên than hồng; cá nhỏ và tôm, tép dùng nấu canh thụt, canh bồi. Tất cả những ai tham gia lễ hội đều được mời thưởng thức” - già làng Lâm Bắc cho biết.
Trước đây, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng lễ hội được diễn ra rất vui. Từ chiều hôm trước, người dân trong làng đã trang trí xe bò và cả cài nơ, lục lạc bằng đồng làm đẹp cho những con bò. Sáng sớm hôm sau, bà con dùng xe bò chở các lễ vật như heo, gà, xôi... đến bàu để làm lễ. Khi tiếng lục lạc vang lên, bà con biết là đã đến giờ chuẩn bị tổ chức lễ hội sẽ kéo nhau về khu vực bàu. Tuy nhiên, ngày nay, điều kiện kinh tế phát triển, các phương tiện ôtô, xe máy dần thay thế và hình ảnh xe bò chở lễ vật chỉ còn trong ký ức. |
Già làng Lâm Uynh tự hào nhớ lại |
Ông Lâm Đinh là người được giao nhiệm vụ giữ bàu nước từ năm 1998 tới nay cho biết: Bàu Ka Puốt trước đây rất rộng nhưng nay bị thu hẹp chỉ còn khoảng 1 ha. Hằng năm, đến mùa phóng sinh, hay các đại lễ, nhà chùa và phật tử thường mang cá đến đây thả. Nhờ vậy, trong bàu rất nhiều cá. Hằng ngày, mọi người có thể tới đây câu cá để cải thiện bữa ăn cho gia đình nhưng tuyệt đối không được đánh bắt theo kiểu tận diệt. Bởi, đó là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ, khai thác và phát triển. Việc đánh bắt tập trung chỉ được thực hiện vào ngày tổ chức lễ hội Phá bàu. Do hiểu được quy tắc của cộng đồng, tầm quan trọng của bàu nước trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào Khmer nơi đây nên ít có trường hợp vi phạm.
Ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh cho biết: Xã có 50% dân số người dân tộc Khmer. Lễ hội Phá bàu tồn tại và phát triển từ bao đời nay, mang bản sắc văn hóa truyền thống của bà con đồng bào Khmer. Đồng thời thể hiện tính giáo dục, văn hóa ứng xử cộng đồng, tôn trọng quy tắc ứng xử, lòng tôn kính bề trên và tính liên kết cộng đồng. Đặc biệt, những người có công lao to lớn đối với dân làng. Với nhiều nét đặc sắc, ý nghĩa đó, lễ hội Phá bàu của cộng đồng người Khmer ở Lộc Khánh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2019. Dự kiến ngày 31-3, địa phương và các ngành chức năng sẽ tổ chức lễ đón nhận quyết định này.
相关文章
随便看看