【bong da dem qua】Cụ thể hoá giáo dục chủ quyền biển, đảo trong nhà trường
(CMO) Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là biển đảo là một trong những nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân. Nhất là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, việc giáo dục về chủ quyền biển, đảo càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc tuyên truyền lồng ghép, Sở GD&ĐT đang cụ thể hoá các hoạt động tuyên truyền về biển, đảo trong nhà trường.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng Phòng Chính trị Tư tưởng Sở GD&ĐT, cho biết: “Tuyên truyền giáo dục về biển, đảo trong nhà trường là một trong những việc làm cần thiết, là nhu cầu cấp bách hiện nay. Để cụ thể hoá hoạt động này, thay vì chỉ tuyên truyền lồng ghép vào các tiết dạy, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Bảo tàng tỉnh mở các cuộc trưng bày triển lãm tại các trường, đặc biệt là tập trung vào các trường vùng sâu, chưa có điều kiện tiếp xúc với thông tin”.
Đợt trưng bày chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển thu hút nhiều học sinh đến xem. |
Trưng bày triển lãm các tư liệu, hình ảnh về chủ quyền biển, đảo là hoạt động gần gũi, sinh động, tạo được hiệu ứng tích cực từ phía thầy, cô giáo và học sinh. Đây sẽ là một cơ hội cho học sinh và giáo viên trong việc tìm hiểu thông tin về lịch sử, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Thầy Nguyễn Ái, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, cho biết: “Việc trưng bày triển lãm những tư liệu, hình ảnh về biển, đảo không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh mà còn khẳng định tầm quan trọng trong việc giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Từ đó, học sinh càng ý thức học tập hơn, nhất là có ý thức tự hào, tự tôn dân tộc”.
Lần đầu tiên được tham quan triển lãm những hình ảnh, tư liệu về Trường Sa và Hoàng Sa tại trường mình, em Nguyễn Thuỷ Tiên, học sinh lớp 10 chuyên Văn, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, hào hứng chia sẻ cảm xúc: “So với việc được thầy cô tuyên truyền trên lớp thì hoạt động này sinh động và tạo được sự hứng thú hơn cho học sinh. Chúng em được tận mắt nhìn thấy nhiều hình ảnh và những thông tin chính xác, bổ ích. Em mong muốn ngoài hoạt động trưng bày triển lãm sẽ có thêm nhiều hoạt động ngoại khoá hoặc những sân chơi bổ ích về biển, đảo nhằm tạo sự hứng thú học tập và tìm hiểu cho học sinh hơn”.
Tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo trong nhà trường là một hoạt động cần thiết có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, nâng cao ý thức của học sinh trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cụ thể hoá các hoạt động tuyên truyền về biển, đảo chưa rộng khắp, chủ yếu là lồng ghép tuyên truyền lý thuyết vào tiết học, chưa mang tính cụ thể và sinh động.
Cô Lý Kim Phụng, giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, bày tỏ: “Từ trước đến nay, việc giáo dục về biển, đảo cho học sinh chỉ được lồng ghép vào các tiết học chứ chưa có hoạt động cụ thể. Việc tuyên truyền còn khô khan, không sinh động do thiếu tư liệu, hình ảnh. Trong khi đó, thời gian của một tiết học rất ngắn, giáo viên chỉ chọn những thông tin cần thiết nhất để lồng ghép chứ không truyền tải cho học sinh được nhiều. Mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa các hoạt động như trưng bày triển lãm để học sinh và cả thầy, cô giáo được tiếp xúc với hình ảnh, thông tin một cách cụ thể, sinh động và chính xác nhất”.
Đối với các trường ở vùng sâu, để các em có cơ hội tiếp cận thực tế với các hoạt động triển lãm trưng bày còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy, giáo dục biển, đảo trong nhà trường vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả.
“Trường không có nhiều điều kiện để tổ chức những hoạt động ngoại khoá dành riêng cho chủ đề giáo dục biển, đảo. Trong khi đó, học sinh ở vùng này cũng ít được tiếp xúc với thông tin và cũng không có nhiều điều kiện để tìm hiểu”, thầy Huỳnh Thanh Nhàn, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, trăn trở.
Ông Cao Hồng Lĩnh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau, cho biết: “Năm 2017, Bảo tàng sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT mở 4 cuộc trưng bày triển lãm những tư liệu, hình ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa tại 4 trường: THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, THPT Nguyễn Việt Khái, THPT Tắc Vân và Trường Cao đẳng Y tế. Ngoài ra, Bảo tàng sẽ cố gắng đưa triển lãm trưng bày về các trường vùng sâu, tạo điều kiện cho thầy, cô giáo và học sinh tiếp xúc thực tế với những tư liệu, bằng chứng lịch sử. Tuy nhiên, ở một số trường vùng sâu, do hạn chế về điều kiện vận chuyển và không gian nhỏ, việc làm này rất khó khăn”
Kim Chi
相关文章
Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an chiều 28/8 x&a2025-01-10Quảng Ninh Dính sai phạm dự án hơn 6345 tỷ được điều chỉnh
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có Quyết định về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Đầu tư xây dựng2025-01-10Việt Nam từng có đường mang tên Võ Nguyên Giáp
Ông Thái Hải, một người dân sống ở xóm Câu (thị xã Đồng Hới x2025-01-10Hà Nội lại chuyển nhiều tuyến xe khỏi Mỹ Đình
Sở GTVT Hà Nội cho biết, đây là đợt chuyển lần I của kế hoạch giảm tải cho bến x2025-01-10MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
Chiếc máy tính xách tay mới nhất và mỏng nhất của Apple, MacBook, có một bàn phím với một cơ chế tr2025-01-10Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 5 giờ sáng mai tiến hành khâm niệm
Trao đổi vớiChất lượng Việt Nam sáng nay, 11/10, Bộ phận Thường trực Lễ tang Đại tướng V&otil2025-01-10
最新评论