“Điểm tựa” cho người lao động Trong lao động sản xuất,ỹBảohiểmtainạnlaođộngbệnhnghềnghiệpHỗtrợphòngngừachiasẻrủsoi keo meo cuoc không ai có thể lường trước những tai nạn bất ngờ xảy ra. Vì vậy, việc tham gia Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được ví như “điểm tựa” giúp một phần chi phí cho người lao động khi không may xảy ra. Câu chuyện của chị Lương Thị Nguyên, sinh năm 1987 ở Bắc Giang là một ví dụ.
Chị Nguyên là công nhân Công ty TNHH Việt Pan - Pacific (Bắc Giang). Đầu năm 2021, chị bị viêm họng kèm theo biểu hiện khó thở kéo dài. Khi đi khám, bác sỹ kết luận bệnh bụi phổi, cần phải nằm viện điều trị. Là lao động chính nên khi nghỉ việc gia đình chị gặp nhiều khó khăn. Rất may, sau khi có giám định bệnh nghề nghiệp, hoàn thiện hồ sơ, chị được hưởng trợ cấp hàng tháng từ Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy số tiền không lớn nhưng đã giúp gia đình chị vơi bớt khó khăn trước mắt. Từ ví dụ thực tế của chị Lương Thị Nguyên cho thấy, việc tham gia Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã bù đắp một phần tổn thất cho người lao động không may gặp rủi ro. Vì vậy, quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ra đời nằm trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã nhận được đánh giá tích cực từ xã hội. Đáng chú ý, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người lao động, theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (từ ngày 1/7/2021 – 30/6/2022) cho người lao động. Đối tượng được hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người sử dụng lao động đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống dịch Covid-19. Chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp Đánh giá về Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đại diện nhiều doanh nghiệp chia sẻ: Tham gia Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giúp người bị tai nạn lao động vơi bớt phần nào gánh nặng trong cuộc sống. Hơn nữa, quỹ quy định rõ các chế độ, quyền lợi được hưởng, hỗ trợ tích cực doanh nghiệp khi không may có lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt, theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 1 năm đã giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện ổn định sản xuất, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Hơn thế, trước đây, các nội dung của Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nằm trong Luật Bảo hiểm xã hội, tuy nhiên, chỉ thực hiện những chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi người lao động đã điều trị ổn định thương tật; còn việc chi trả các chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình, trợ cấp phục vụ, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật hầu như rất ít; cũng như chưa có cơ chế tái đầu tư để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... nên chưa hỗ trợ hiệu quả trong việc chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp khi xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, không ít doanh nghiệp “né” đóng bảo hiểm cho người lao động. Bản thân người lao động cũng không mặn mà với việc tham gia Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2016, những nội dung về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo Luật An toàn vệ sinh lao động. Theo đó, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động; người lao động được hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp. Nghị định cũng quy định cụ thể mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp. Cụ thể, mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần. Giới chuyên gia đánh giá, việc giải quyết hưởng chế độ cho người lao động bị nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thời gian qua có nhiều thuận lợi: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn được triển khai thực hiện tương đối đầy đủ, kịp thời, công nghệ thông tin được đưa vào ứng dụng trong giải quyết hưởng chế độ nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công tác cải cách thủ tục hành chính được thực hiện triệt để, trên mọi phương diện, qua đó giúp cho công tác giải quyết hưởng và chi trả các chế độ nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật. |