当前位置:首页 > Thể thao

【xem bong da trực tiep】Chi đầu tư phát triển năm 2020: Mục tiêu đạt 19

Bộ Tài chính cho biết,đầutưpháttriểnnămMụctiêuđạ<strong>xem bong da trực tiep</strong> cơ cấu chi NSNN thời gian qua đã thay đổi

Bộ Tài chính cho biết, cơ cấu chi NSNN thời gian qua đã thay đổi theo hướng tiếp tục ưu tiên đầu tư cho con người

Bộ Tài chính cho biết, mặc dù tỷ trọng chi ĐTPT giảm, nhưng số kinh phí đầu tư tăng gấp 1,7 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.

Chi ĐTPT gấp khoảng 1,7 lần giai đoạn 2006 - 2010

Báo cáo của Chính phủ đánh giá thực hiện NSNN 5 năm 2011 - 2015 và định hướng kế hoạch 5 năm 2015 - 2020 cho thấy, chi NSNN giai đoạn 2011 - 2015 đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội… Tuy nhiên, áp lực yêu cầu tăng quy mô chi NSNN, bao gồm cả chi thường xuyên, chi ĐTPT và chi trả nợ, dẫn đến cơ cấu chi ĐTPT giảm dần, cơ cấu chi thường xuyên tăng, do vậy cần phải cơ cấu lại trong thời gian tới.

Theo lý giải của Bộ Tài chính, do tốc độ tăng thu chậm, trong khi nhu cầu chi thường xuyên và chi trả nợ tăng nhanh, dẫn đến tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN giảm. Mức bố trí dự toán chi ĐTPT trong tổng chi NSNN 5 năm qua bình quân khoảng 18%. Và thực tế trong điều hành, nhờ bổ sung thêm từ nguồn dự phòng NSNN, tăng thu nên tỷ trọng chi thực tế cả giai đoạn bình quân khoảng 22,7%, thấp hơn giai đoạn 2006 - 2010 (bình quân khoảng 24,4%).

Mặc dù vậy, về số tuyệt đối, dự toán chi ĐTPT giai đoạn này khoảng 865 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 1,7 lần giai đoạn 2006 - 2010 và gấp khoảng 3,6 lần giai đoạn 2001 - 2005.

Đối với chi thường xuyên, Bộ Tài chính cho biết, cơ cấu chi NSNN thời gian qua đã thay đổi theo hướng tiếp tục ưu tiên đầu tư cho con người, thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa.

Thực tế trong giai đoạn 2011- 2015, Chính phủ đã 3 lần thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương cơ sở và nâng phụ cấp công vụ lên 25%. Đồng thời, nhiều chính sách an sinh xã hội (ASXH) đã được ban hành như hỗ trợ người có công, người nghèo, gia đình chính sách, hỗ trợ đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn… Vì vậy, theo tính toán của Bộ Tài chính, chi NSNN cho ASXH tăng bình quân khoảng 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng thu và tăng chi NSNN. Dẫn đến tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi NSNN giai đoạn 2011 - 2015 ở mức cao, với tỷ lệ bình quân 6,5%, tăng xấp xỉ 10% so với giai đoạn 2006 - 2010. Chính điều này tạo sức ép làm giảm tỷ trọng chi ĐTPT và bền vững của NSNN.

Bên cạnh đó, nghĩa vụ chi trả nợ của NSNN có xu hướng tăng nhanh, do thời gian qua nhu cầu vay nợ tăng lớn, chi phí huy động tăng, đặc biệt là những năm 2011 - 2012 khi lạm phát ở mức cao, làm tăng nghĩa vụ trả nợ; đồng thời, các khoản vay trong nước thời gian qua chủ yếu là ngắn hạn và nhiều khoản vay ngoài nước đến hạn trả nợ gốc, cũng dẫn tới áp lực tăng chi trả nợ.

Giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 58%

Để đảm bảo quản lý nợ bền vững, năm 2016, Chính phủ đã cho phép thực hiện một bước phát hành tăng tỷ trọng trái phiếu với kỳ hạn dài, giảm tỷ trọng trái phiếu ngắn hạn nhằm cơ cấu lại danh mục nợ trái phiếu chính phủ, nâng dần kỳ hạn nợ, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn.

Ngoài ra, theo quan điểm của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2016 - 2020, việc điều chỉnh lại cơ cấu NSNN theo hướng tăng tỷ trọng chi ĐTPT, giảm tỷ trọng chi thường xuyên là cần thiết, song phải có lộ trình; cùng với đó là kết hợp với điều chỉnh chính sách để thực hiện dần trong một số năm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối NSNN tích cực, vững chắc, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Như vậy, bên cạnh nguồn NSNN dành cho chi ĐTPT, cũng cần tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, các hình thức đầu tư, có cơ chế phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu lại các khoản nợ công, tăng nhanh các khoản vay trung, dài hạn, hạn chế tối đa việc huy động với thời gian ngắn, lãi suất cao; ưu tiên bố trí chi trả nợ.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng chi ĐTPT chiếm trọng tổng chi NSNN đạt khoảng 19 - 20%, tỷ trọng chi thường xuyên giảm xuống khoảng 58%, giảm khoảng 9 - 10% so với tỷ trọng bố trí trong dự toán năm 2015.

Dự toán chi NSNN năm 2016 đã bước đầu cơ cấu lại NSNN, giảm tỷ trọng chi thường xuyên từ 66,9% dự toán năm 2015 xuống 64,6%; tăng tỷ trọng chi ĐTPT từ 17% dự toán năm 2015 lên 20,1%. Cụ thể:
Dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN năm 2016 là trên 255 nghìn tỷ đồng, tăng 60,75 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2015, cao hơn mức bội chi NSNN (254 nghìn tỷ đồng). Trong đó: Chi ĐTPT của ngân sách địa phương theo phân cấp là trên 131 nghìn tỷ đồng; chi ĐTPT của ngân sách trung ương là trên 124 nghìn tỷ đồng, tăng 27 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2015.

H.TR

分享到: