Có một đám cháy xảy ra,ốngtainạnthươngtiacutechchotrẻbxh giải vô địch quốc gia argentina còi báo động vang lên, điện bị cúp… nhóm học sinh rơi vào tình trạng phải tự tìm cách để thoát ra khỏi hiện trường an toàn. Đây là một tình huống trong chương trình phòng, chống tai nạn thương tích do Viện Khoa học an toàn Việt Nam thiết kế để trang bị cho các em học sinh THCS.
Em Lý Thành Trung, học sinh lớp 7/2 Trường THCS Tiến Thành, TP. Đồng Xoài rất hào hứng khi được trải nghiệm hoạt động thiết thực này. “Em thấy chương trình rất ý nghĩa và bổ ích. Qua khóa học giúp em có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống” - Trung nói.
Trẻ em được hướng dẫn cách xử lý các tình huống sơ cấp cứu khi gặp người bị nạn
Để các em có thể nhanh chóng nắm bắt quy trình và thực hành tốt thì ngoài xây dựng hiện trường sát với thực tế, các huấn luyện viên (HLV) còn tích cực tạo ra hiệu ứng thật nhất và hướng dẫn các em những kỹ năng thoát hiểm an toàn. Anh Ngô Nguyễn Xuân Cường, HLV của Viện Khoa học an toàn Việt Nam chia sẻ: “Tôi đảm nhận vai trò hướng dẫn thoát hiểm cho các em khi hỏa hoạn xảy ra. Tôi cố gắng mô phỏng hiện trường gần với thực tế nhất, kích thích tư duy, giúp các em nhận biết được những tình huống nguy hiểm và hướng dẫn cách xử lý. Khi được trải nghiệm thực tế sẽ tạo cho các em những phản xạ và không bị động khi bất ngờ có sự cố xảy ra”.
Biển, sông, suối, ao, hồ… là những địa điểm dễ khiến trẻ bị đuối nước, nhưng đây cũng là môi trường trẻ rất thích vui chơi cùng nhau. Vì vậy, việc học cách tự nổi trên mặt nước khi không may rơi vào vùng nước sâu có thể giúp trẻ tăng khả năng thoát khỏi nguy hiểm. Em Trần Ngọc Thảo Vy, học sinh lớp 8/10, Trường THCS Tân Phú, TP. Đồng Xoài hào hứng cho biết: “Em rất bất ngờ khi chỉ qua vài thao tác làm theo hướng dẫn của HLV là có thể tự nổi được trên mặt nước. Ngoài ra, HLV còn dạy em cách giữ tâm lý bình tĩnh khi ở trong nước. Tham gia chương trình, em được trang bị rất nhiều kỹ năng như: chạy trốn khỏi đám cháy, hô hấp, cứu người khi bị điện giật... Với em, đây là khóa học thiết thực, ý nghĩa nhất mùa hè năm nay”.
Học sinh học cách xử lý tình huống thoát hiểm trong đám cháy
Ngoài được trang bị kiến thức để có thể tự cứu mình trong những tình huống bất trắc, các em còn được học thêm kỹ năng sơ, cấp cứu để có thể hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè, người thân, người bị nạn trên đường hoặc trong những tình huống khẩn cấp.
Chị Phạm Thị Lý ở xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú cho biết: “Những ngày hè, các con có cơ hội ra ngoài nhiều hơn, vì vậy trang bị cho các con kỹ năng để tự bảo vệ mình, giúp đỡ người khác là rất cần thiết. Qua các buổi học ngoại khóa này, các con không chỉ trưởng thành hơn mà còn có thêm nhiều bạn mới, mùa hè vì thế trở nên ý nghĩa hơn”.
“Dịp hè, vấn đề tai nạn thương tích xảy ra với trẻ tăng cao. Vì vậy, ngoài tập huấn cho phụ huynh trong trường, hè này chúng tôi tiếp tục tổ chức tập huấn cho các em để hạn chế thấp nhất thương tích và đem lại môi trường sống an toàn hơn cho trẻ” - ông Nguyễn Viết Tuyên, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Phú, TP. Đồng Xoài chia sẻ.
Với mong muốn giảm rủi ro có thể xảy ra với bất cứ ai, trong đó có các em học sinh, chúng tôi hy vọng chương trình sẽ là “chìa khóa” để các em có thể tự bảo vệ chính mình, bạn bè và người thân. Qua đó, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh và hạnh phúc hơn cho các em. Ông NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG, |
Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình cả nước có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Đây là con số đáng báo động. Ngoài nguyên nhân chính là do đuối nước, còn rất nhiều tai nạn đáng tiếc khác xảy ra liên quan đến điện, bỏng, ngã, cháy… Những tai nạn này có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ. Vậy nên việc hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề, giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân trước những bất trắc trong cuộc sống là hành trang thiết yếu để dù bất kỳ thời điểm nào trẻ cũng được an toàn.