【kết quả bóng đá đức b】Phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng
Với khả năng len lỏi đến mọi vùng quê,ốngtộiphạmchovaylinặkết quả bóng đá đức b tiếp cận nhiều đối tượng, nạn cho vay lãi nặng (tín dụng đen) đang khiến nhiều người dân ngập trong nợ nần, bị đe dọa, gây thương tích. Do đó, việc hiểu rõ phương thức, thủ đoạn và có giải pháp đấu tranh, phòng ngừa đang là vấn đề đặt ra đối với loại tội phạm nguy hiểm này.
Công an tỉnh tuyên truyền, phòng chống tội phạm cho vay lãi nặng.
Cho vay lãi nặng, tín dụng đen là gì ?
Là các dạng huy động và cho vay tín dụng bất hợp pháp không qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký kinh doanh, cũng như không chịu sự quản lý chính thức bởi bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào.
Hiện nay, việc cho vay và vay tiền ngoài các tổ chức tín dụng là quan hệ dân sự và không bị cấm. Hoạt động này chỉ vi phạm pháp luật khi việc cho vay được xác định là có lãi suất vượt quy định và người cho vay tiền có tính chất “chuyên bóc lột”; hoặc có những hành vi bất hợp pháp khác, như đe dọa, cưỡng bức, lừa dối trong giao dịch cho vay và đòi nợ vay...
Cho vay lãi nặng hiện rất phổ biến và đa dạng về hình thức, không khó nhận diện, nhưng không dễ bắt quả tang do có nhiều chiêu thức qua mặt cơ quan chức năng.
Theo Công an tỉnh, những đối tượng cho vay lãi nặng thường tổ chức nhắn tin, phát, dán tờ rơi, quảng cáo tại các khu dân cư, cột đèn… với nội dung rất hấp dẫn như “Cho vay không cần thế chấp, nhận tiền ngay”, “Alo là có tiền…” kèm theo số điện thoại liên lạc.
Bên cạnh đó, nổi lên gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều nhóm người ở các tỉnh phía Bắc vào thuê nhà tạm trú hoặc kết hợp với người địa phương cho vay lãi nặng. Các đối tượng này có thể cho vay trực tiếp hoặc núp bóng các cơ sở cầm đồ, cho thuê xe, công ty tài chính… Để trốn tránh việc xử lý của pháp luật, bọn chúng thường yêu cầu người vay ghi giấy nợ, giấy thế chấp tài sản với lãi suất rất cao, có thể lên tới 40%/tháng.
Vay tín dụng đen sẽ phát sinh lãi mẹ đẻ lãi con, sau một thời gian ngắn con nợ khó có khả năng thanh toán. Nếu đến hạn mà người vay không trả thì các đối tượng sẽ sử dụng nhiều cách đòi nợ như thường xuyên nhắn tin, gọi điện thoại khủng bố tinh thần, chửi bới, tạt sơn hoặc các chất dơ bẩn vào nhà, ép buộc người vay mua hàng trả góp có giá trị lớn rồi chiếm đoạt, đập phá nhà cửa, đánh đập gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật…
Giải pháp ngăn chặn
Theo Bộ Công an, đến đầu năm 2019, ước tính dư nợ cho vay của các hoạt động tín dụng đen khoảng 2.500 tỉ đồng. Trong 4 năm qua, cả nước có tới 7.624 vụ phạm tội liên quan đến vay lãi nặng, tín dụng đen, với 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 1.809 vụ lừa đảo... Lực lượng cảnh sát hình sự đang theo dõi, quản lý 124 băng nhóm hoạt động có tổ chức về lĩnh vực cho vay nặng lãi.
Đối với Hậu Giang, tình hình tội phạm vay lãi nặng, tín dụng đen trong năm 2019 giảm so những năm trước đây, qua công tác trinh sát, nắm tình hình, toàn tỉnh có gần 60 đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng, tín dụng đen. Một số huyện Long Mỹ, Vị Thủy, thành phố Vị Thanh… đã bắt, xử lý đối tượng trong đường dây cho vay lãi nặng có hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản… Tuy nhiên, nhìn chung diễn biến tội phạm này vẫn còn rất phức tạp.
Để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen, cũng như nâng cao hiệu quả đấu tranh, triệt phá loại tội phạm này Công an tỉnh đã có nhiều khuyến cáo đối với người dân.
Cụ thể, người dân không nên vay tiền với lãi suất cao, không nên tin vào những nội dung quảng cáo qua tin nhắn điện thoại, tờ quảng cáo, tờ rơi ngoài đường. Khi đã lỡ vay tiền với lãi suất cao nên trình báo cụ thể (số điện thoại, đối tượng cho vay, phương thức, thủ đoạn vay…) với công an xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn biện pháp giải quyết.
Bên cạnh đó, khi có nhu cầu vay tiền, người dân nên liên hệ các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh để được hỗ trợ. Hiện nay, có rất nhiều hình thức vay như tín chấp, trả góp, vay thấu chi với thủ tục đơn giản và phương thức trả lãi linh hoạt. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có chính sách ưu đãi lãi suất cho vay với các đối tượng là hộ nghèo, hộ chính sách theo quy định.
Khi phát hiện cá nhân, tổ chức nghi là hoạt động cho vay lãi nặng, người dân nên thông báo ngay cho công an xã, phường, thị trấn, công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh (qua số điện thoại 0693.769245) để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Điều 201, Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội cho vay lãi nặng 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. ————————— - Lãi suất cao nhất hiện tại theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 là 20%/năm, tức khoảng gần 1,7%/tháng. Như vậy, mức lãi suất được tính là cho vay nặng lãi là 100%/năm, tương đương 8,33%/tháng. |
ĐÌNH BẢO tổng hợp