Chất lượng Việt Nam đã có buổi gặp gỡ đầu năm với của ông Phùng Đức Tiến - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học,ọcvàCôngnghệđãđượcđặtởvịtríxứngtầbxh ys Công nghệ và Môi trường Quốc hội.
Năm 2013 ghi nhận việc Quốc hội thông qua Luật KH&CN sửa đổi, ông có nhận định gì về một số chính sách mới được bổ sung, hoàn thiện và đưa vào luật?
Có rất nhiều điểm mới được bổ sung, trong đó trước tiên là về vấn đề hệ thống mạng lưới tổ chức KH&CN. Mạng lưới cơ quan khoa học và các nhà khoa học chủ yếu tập trung ở hai đầu đất nước, hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM. Những khu vực cần có đội ngũ các nhà khoa học và phát triển KH&CN như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, khu vực miền Trung lại rất thiếu. Thực tế này được cụ thể hóa, điều chỉnh và đề cập trong Luật KH&CN năm 2013 với định hướng sắp xếp lại mạng lưới hệ thống tổ chức để phân bố lực lượng khoa học và các tổ chức KH&CN ở các vùng miền. Đây được coi là hướng đi lâu dài, đáp ứng được theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI.
Về cơ chế tài chính, xưa nay còn nhiều vướng mắc. Đầu tư cho KH&CN mới ở mức 2% trong tổng chi ngân sách, tính bình quân đầu người rất thấp, chỉ khoảng 10 USD. Trong khi đó, Hàn Quốc xấp xỉ 1000 USSD và nhiều nước trên thế giới đã chi 2 - 3% GDP cho KH&CN, cao hơn gấp nhiều lần so với con số của Việt Nam.
Khi tổng chi cho KH&CN đã ít nhưng lại không tiêu hết số chi đó. Quyết toán ngân sách hàng năm chỉ đạt dưới 90%, có những năm thừa hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó, các nhà khoa học lại không có tiền để triển khai đề tài.
Thực tế đó có hệ lụy từ cơ chế tài chính có nhiều vướng mắc. Các thủ tục thanh toán, chi tiêu, chứng từ, bảng kê, ký nhận rườm rà. Việc cấp chuyển kinh phí thường cũng chậm, ảnh hưởng rất nhiều tới các đối tượng nghiên cứu, nhất là trong nông nghiệp… Tất cả những vấn đề đó đã được tháo gỡ trong Luật KH&CN năm 2013.
Luật KH&CN mới sửa đổi và ban hành cũng cho phép hình thành các quỹ hỗ trợ, đầu tư cho KH&CN. Việc duyệt kế hoạch KH&CN sẽ không thực hiện theo kiểu kế hoạch hóa mà có đề xuất là có thể thành lập hội đồng xét duyệt để triển khai. Đây là điểm rất mới và quan trọng, góp phần thúc đẩy KH&CN phát triển, đáp ứng nhanh nhạy đòi hỏi của thị trường và thực tiễn đặt ra. Khoán chi đối với những đề tài khi có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rõ ràng và sản phẩm có tiêu chí đánh giá, xếp loại. Ngoài ra, luật còn có nhiều điểm mới như: hội nhập quốc tế, quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phân chia lợi ích từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sử dụng ngân sách. Vinh doanh các nhà khoa học, ngày khoa học, đánh giá xếp loại tổ chức khoa học công nghệ, thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ.
Thưa ông, còn liên quan đến vấn đề xã hội hóa các nguồn lực đầu tư và nhân lực KH&CN, được nhìn nhận như thế nào trong Luật KH&CN năm 2013?
Hiện nay các nước chỉ dành 20 – 30% đầu tư cho KH&CN là từ ngân sách, còn 70 – 80% là của xã hội, còn tại Việt Nam lại ngược lại.
Trong khi lượng tiền của doanh nghiệp Việt Nam ít, doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, công nghệ yếu, thúc đẩy phát triển cần có hướng mở, doanh nghiệp KH&CN cần được chủ động, đáp ứng được yêu cầu sản phẩm và phát triển thị trường.
Trước đây, các đề tài nghiên cứu ít gắn với thị trường, còn ngày nay, thị trường hóa các sản phẩm từ các đề tài nghiên cứu, việc giao đề tài cũng được đổi mới, chủ yếu đi theo hướng đặt hàng, trên cơ sở chiến lược, lộ trình, mục tiêu của từng ngành, từng lĩnh vực. Trên cơ sở xu hướng phát triển của khu vực và trên thế giới, đặt chiến lược, lộ trình, có mục tiêu cụ thể của các năm. Việc đặt hàng cũng phải kéo doanh nghiệp tham gia vào thực hiện các đề tài, chuyển giao… để sản phẩm có thị trường, nghiên cứu gắn với sản xuất, liền mạch, thông suốt.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp tham gia vào đề tài, cùng với tiền của nhà nước, doanh nghiệp cũng có một số vốn đầu tư nhất định để đối ứng – đó cũng là vấn đề xã hội hóa, đầu tư, đẩy mạnh sản xuất.
Về nguồn nhân lực cho KH&CN cũng được xác định và quan tâm phát triển hơn trong Luật KH&CN năm 2013. Những năm qua, chúng ta đã đào tạo lực lượng nghiên cứu khoa học tương đối hùng hậu: gần 10.000 Giáo sư/Phó giáo sư, khoảng 18 ngàn tiến sỹ, gần 3,6 triệu người có trình độ cao đẳng, đại học, hơn 70.000 người làm nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng đến nay, chúng ta vẫn thiếu những chuyên gia giỏi, đầu ngành. Cán bộ tài năng trẻ ít được quan tâm, chế độ lương bổng cho cán bộ khoa học vẫn theo viên chức, công chức, không phụ thuộc vào năng lực nghiên cứu, vào kết quả công trình và học vị, học hàm… như vậy sẽ triệt tiêu động lực. Điều này đặt ra cần phải có động lực cho sự phát triển, gắn kết nghiên cứu và đào tạo, đặc biệt biến các trường đại học có định hướng nghiên cứu.
Gần đây, doanh nghiệp KH&CN được đánh giá là có cơ chế đúng, đầu tư trúng nên khẳng định được vị thế trên thị trường nhưng đến nay số lượng vẫn còn ít, trong khi mục tiêu tới 2020 cần có 3.000 doanh nghiệp KH&CN, theo ông chúng ta nên làm gì để đạt mục tiêu đó?
Trước đây, Chính phủ đã có hai Nghị định rất quan trọng, mở đường cho tổ chức và doanh nghiệp KH&CN phát triển là Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP. Hai nghị định này được coi là chính sách “Khoán mười” trong KH&CN. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, cả hai nghị định nói trên vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.
Trong Luật KH&CN năm 2013, vấn đề Doanh nghiệp KH&CN đã được nâng lên một tầm cao mới, khẳng định vị trí quan trọng trong Luật và kỳ vọng trở thành quả đấm thép, khích lệ KH&CN phát triển.
Theo định hướng, tới năm 2020, chúng ta phải có 3.000 doanh nghiệp KH&CN. Đây là con số khó thực hiện trong bối cảnh kinh tế khó khăn, số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, ngừng sản xuất rất lớn những năm gần đây. Tuy nhiên, nắm bắt trước những khó khăn và đón đầu các cơ hội phát triển, Đảng, Nhà nước vẫn có những ưu tiên cho doanh nghiệp KH&CN – đối tượng doanh nghiệp đặc thù phát triển. Có thể trong một sớm, một chiều và chưa thể làm ngay và đạt kỳ vọng trở thành “đòn xoay” cho sản xuất nhưng chắc chắn có thể làm được như mục tiêu đề ra.
Những doanh nghiệp KH&CN tồn tại và phát triển tốt trong những năm vừa qua là một khích lệ nhưng đó mới chỉ là kết quả bước đầu. Từ những mô hình đó, cần được tổng kết nhân rộng, phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thưa ông, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh được coi là đầu tầu về Chính trị, kinh tế và cũng có vai trò dẫn dắt KH&CN đất nước phát triển, theo ông, các địa phương này đã coi trọng KH&CN, đầu tư đúng tầm cho KH&CN chưa?
Đúng là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không chỉ là hai đầu tàu về kinh tế, chính trị mà còn được xác định là hai đầu tàu về KH&CN.
Trong thời gian vừa qua, hai địa phương này đã có đầu tư tương đối lớn cho KH&CN. Tuy nhiên, việc huy động các nguồn lực, kể cả các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, tham gia vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề trong chiến lược kinh tế xã hội lại vẫn chưa được nhiều.
Cụ thể như tại Hà Nội, có rất nhiều trường đại học, nhiều viện nghiên cứu lớn, nhưng số viện, trường tham gia vào các đề tài, giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội lại chưa nhiều. Việc huy động nguồn lực và kinh phí đầu tư cần phải có bước chắp mối chặt chẽ hơn.
TP. Hồ Chí Minh cũng rơi vào tình thế đó. Cả hai thành phố lớn có rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu lớn, uy tín nhưng lại chưa tận dụng và phát huy hết các thế mạnh của các trường, các viện đó.
Mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương nào đó phát triển hay không là phải có KH&CN đi tiên phong.
Như vậy, để kinh tế các địa phương có thể “cất cánh” được cần phải được nhận thức, đánh giá một cách nghiêm túc về vị trí, vai trò của khoa học công nghệ, đồng thời đầu tư xứng tầm cho KHCN để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội đặt ra.
Để KH&CN phát triển cần có sự hợp lực của nhiều bộ ngành, địa phương, theo ông, để có diện mạo KH&CN xứng tầm với kinh tế đất nước, sự hợp lực đó trong thời gian tới cần như thế nào?
Cách đây 16 năm, Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, KH&CN đến năm 2010, trong đó xác định, cùng với giáo dục và đào tạo, KH&CN là quốc sách hàng đầu. Trong Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, “Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định, phát triển KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được ban hành. Đó là vị trí xứng đáng, khẳng định tầm quan trọng của KH&CN nước ta trong hệ thống chính trị. Mỗi điạ phương đều có chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho mình, trong đó đều phải dựa vào KH&CN. Doanh nghiệp nào quan tâm tới KH&CN, doanh nghiệp đó chắc chắn phát triển.
Trên tinh thần đó, không riêng gì Bộ KH&CN, mà các bộ ngành khác và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, hợp lực để cho KH&CN phát triển.
Nguyễn Nam(thực hiện)