【kết quả bóng đá nữ arsenal】Khó xử lí hàng vi phạm vô chủ gửi qua bưu điện
Cục Hải quan TP.HCM phản ánh, trong thời gian qua, Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh liên tục phát hiện nhiều vụ nhập khẩu hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện là vũ khí, quân trang, quân dụng, ma túy, tân dược.., vào Việt Nam qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh mà người nhận từ chối nhận hàng. Việc này gây khó khăn cho cơ quan Hải quan khi tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt, như: Xác định đối tượng vi phạm, căn cứ xử phạt, căn cứ miễn trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông…
Liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh, bưu chính khi cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa XNK vi phạm pháp luật Việt Nam được quy định tại nhiều văn bản pháp quy, nhưng vẫn còn một số điểm chưa thống nhất.
Chẳng hạn, Công ước Liên minh Bưu chính thế giới quy định: Bưu chính các nước không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bưu gửi vi phạm quy định về cấm gửi. Nhưng tại Điều 29 Luật Bưu chính về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính có quy định: Kiểm tra gói, kiện hàng trước khi chấp nhận; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi cố ý chấp nhận bưu chính gửi vi phạm quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 7 và Điều 12 của Luật này.
Điều 9 Thông tư 193/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm không đúng với khai báo hải quan mà việc làm thủ tục hải quan do doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng thực hiện theo quy định của pháp luật, nếu không có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhận hàng và người làm thủ tục hải quan nhằm mục đích gian lận thì không xử phạt. Theo Hải quan TP.HCM, nội dung trên cũng được quy định tại Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12-12-2013 của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, Điều 13 Thông tư 193 quy định: Trường hợp nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm vi phạm quy định Điều 16 của nghị định nhưng do doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, người nhận hàng từ chối nhận và không có căn cứ xác định việc đưa hàng hóa vào Việt Nam theo yêu cầu của người nhận hàng thì không xử phạt người nhận hàng. Nhưng nội dung này lại không được quy định trong Thông tư 190/2013/TT-BTC quy định chi tiết thi hàng Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ.
Từ các căn cứ trên, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, luật, nghị định, công ước vẫn có một số điểm chưa thống nhất. Hơn nữa để có thể xử lí vi phạm đối với doanh nghiệp cần xác định yếu tố lỡ, việc nhận, gửi hàng là có sự cố ý, hoặc móc nối giữa doanh nghiệp chuyển phát nhanh, bưu điện và người gửi, người nhận hàng.
Trong khi đó, doanh nghiệp chuyển phát nhanh Bưu điện cho rằng, họ thực hiện đúng quy định về nhận gửi hàng hóa, bưu gửi theo các điều lệ, công ước chung về bưu chính của UPU.
Trên thực tế, các vụ phát hiện vi phạm hàng hóa là tiền chất ma túy, quân trang, quân dụng… do Chi cục Hải quan Chuyển Phát nhanh phát hiện trong thời gian qua, hàng hóa đều được bao gói, cất giấu tinh vi, ngụy trang trong những món hàng hóa được pháp xuất khẩu, nhập khẩu theo pháp luật của cả nước gửi và nước nhận, không phát hiện được khi kiểm tra qua máy soi, chỉ phát hiện được khi có nghi vấn, chuyển kiểm tra thủ công.
Để xử phạt đúng đối tượng, đúng hành vi, tránh bỏ sót vi phạm góp phần ngăn chặn hành vi lợi dụng việc vận chuyển hàng hóa qua đường bưu điện để buôn lậu, đưa hàng cấm vào Việt Nam… Cục Hải quan TP.HCM đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét, có ý kiến chỉ đạo./.
Lê Thu