【nhận định bóng đá chính xác hôm nay】Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp

作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:06:14 评论数:

Ông Tôn Quyền

Ông Nguyễn Tôn Quyền đọc cam kết của 4 hiệp hội gỗ Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp. Ảnh: NK

Yêu cầu cấp bách phải có nguồn nguyên liệu gỗ sạch

Tại hội thảo,ệtNamnóikhôngvớigỗbấthợpphánhận định bóng đá chính xác hôm nay ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest Trends (Tổ chức thương mại Lâm sản của Mỹ tại Việt Nam) cho biết, thời gian qua, nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam cả về xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Bình quân, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4 – 4,5 triệu m3 gỗ nguyên liệu với kim ngạch nhập khẩu 1,8 – 2 tỷ USD. Trong đó, lượng gỗ nhập khẩu từ các nguồn 'sạch" lên tới trên 2 triệu m3. Với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xu hướng sử dụng mặt hàng từ các nguồn gỗ nhập khẩu này đang gia tăng.

Tuy nhiên, theo ông Tô Xuân Phúc, mặc dù ngành Gỗ đang tiếp tục được mở rộng nhưng hội nhập thị trường quốc tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu. Một trong những rủi ro lớn, đó là sự pha trộn các nguồn cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu, thường là gỗ có nguồn gốc từ một số nước tiểu vùng sông Mekong (Lào, Campuchia) và châu Phi, tác động tiêu cực và ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của ngành Gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cùng với đó, hiện nay, các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi khắt khe về tính hợp pháp của nguyên liệu, như Hoa Kỳ, EU, Australia đang khiến cho nhiều DN ngành Gỗ gặp khó khăn. Để đáp ứng được các yêu cầu này, nguồn nguyên liệu gỗ phải là gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC (chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác) và phải là các nguồn gỗ được nhập khẩu từ các nguồn được coi là không có rủi ro.

Đặc biệt mới đây, Việt Nam và EU đã hoàn tất việc đàm phán VPA/FLEGT (Tăng cường thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ). Trong tương lai, áp dụng VPA đòi hỏi tất cả các mặt hàng gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa phải đáp ứng toàn bộ các yêu cầu về tính hợp pháp của sản phẩm.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường, ông Phúc cho rằng, loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu có độ rủi ro cao là nhu cầu cấp bách của ngành Gỗ hiện nay, không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà còn cả trong mối quan hệ thương mại với các quốc gia cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam và cả các quốc gia tiêu thụ các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam.

Kết nối DN - làng nghề để phát triển ngành Gỗ bền vững

Tại hội thảo, ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Vifores cũng bày tỏ lo ngại khi áp dụng VPA trong tương lai là việc đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp của các mặt hàng gỗ, đặc biệt là từ các loài gỗ qúy được xuất khẩu đi Trung Quốc và các mặt hàng được sản xuất bởi các làng nghề, phục vụ thị trường nội địa sẽ bị ảnh hưởng.

Để loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu có độ rủi ro cao, đặc biệt từ khu vực tiểu vùng sông Mekong, ông Quyền cho rằng, điều này không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng DN mà còn đòi hỏi vai trò rất lớn của Nhà nước, đặc biệt trong việc tạo ra các cơ chế thông thoáng nhằm kết nối DN với các làng nghề trong thời gian tới.

Đồng thời, giảm thiểu tác động, đặc biệt là các tác động đến làng nghề cần là ưu tiên của các cơ quan quản lý và các DN ngành Gỗ. Hiện chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu tại các làng nghề đang diễn ra mạnh mẽ, từ các nguồn nguyên liệu rủi ro cao sang nguồn nguyên liệu thay thế, thân thiện với môi trường và xã hội. Do đó theo ông Quyền, Chính phủ cần có những ưu tiên, hỗ trợ các làng nghề nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang việc sử dụng các nguồn nguyên liệu "sạch" hơn.

Ngoài ra theo ông Quyền, cần phải có cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý, từ trung ương và địa phương trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.../.

Khánh Linh

最近更新