【bảng xếp hạng bóng đá cúp c3】Đón xuân ở Sào Lưới B
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:07:08 评论数:
(CMO) Các chính sách dân tộc được triển khai, trong đó có chủ trương cấp đất ở, đất sản xuất tập trung cho người dân tộc đã mở ra hy vọng mới cho đồng bào dân tộc Khmer.
Huyện Trần Văn Thời là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống của tỉnh Cà Mau. Ông Trịnh Hoàng Nỗng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Điều trăn trở lớn nhất của huyện chính là việc giảm nghèo, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc”.
Huyện Trần Văn Thời hiện đã triển khai được 18 khu định canh, định cư với tổng diện tích hơn 41 ha. Hoà chung niềm vui ấy, người Khmer ở Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc đang chào đón một mùa xuân mới với ngập tràn những điều tốt đẹp.
Vẫn trăn trở về giảm nghèo
Giảm nghèo chưa bao giờ là câu chuyện đơn giản, đối với đồng bào dân tộc Khmer thì bài toán này càng nan giải. Ông Trịnh Hoàng Nỗng chia sẻ, trong gần 2.500 hộ dân tộc Khmer ở đây thì có gần 1.000 hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, tranh thủ công việc thời vụ… đồng bào Khmer ở Sào Lưới B đang nỗ lực để thoát khỏi cảnh nghèo khó. |
Những khó khăn mà vị trưởng phòng liệt kê ra toàn "hóc búa": không đất, không học vấn, không nghề, con đông… Mẫu số chung của những người nghèo có lẽ chỉ tựu chung bằng hai chữ… làm mướn. Theo lời ông Nỗng, nhận thức của các hộ khi đón nhận các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước cũng còn nhiều bất cập. Trong 101 hộ đăng ký vào các khu đất ở, đất sản xuất tập trung, một bộ phận chỉ đăng ký rồi... đi biền biệt.
Đánh giá thực trạng một cách cụ thể, ông Nỗng thông tin: “Kết quả trong việc thực hiện chính sách dân tộc đã làm thay đổi rất nhiều mặt bằng đời sống của bà con. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc Khmer Trần Văn Thời cần nỗ lực nhiều hơn nữa”.
Thực tế, nhiều chính sách dân tộc lồng ghép được triển khai cùng lúc nhằm hỗ trợ tối đa cho việc học tập, lao động sản xuất, an sinh xã hội, tiếp cận vốn, cung cấp tư liệu sản xuất… Theo đó, nếu vào ở các khu tập trung, bà con sẽ được hỗ trợ đất ở, cất nhà và khoảng 3.000 m2đất sản xuất. Với điều kiện hiện tại, đây được xem là nỗ lực rất lớn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Xuất phát điểm này cũng hoàn toàn có đủ căn cứ để người dân tộc thoát nghèo nếu biết nỗ lực, chủ động vươn lên.
Năm 2016, huyện Trần Văn Thời có trên 30 hộ dân tộc thoát nghèo, và như lời ông Nỗng: “Chặng đường phía trước còn lắm vất vả”. Còn theo đánh giá của ông Triệu Quang Lợi, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau: “Đồng bào cần phát huy nội lực, coi các chính sách, chế độ là cơ hội để thay đổi cuộc đời. Mỗi gia đình phấn đấu làm ăn, chăm lo con cái học hành, phấn đấu là một điển hình cần nhân rộng”.
Người Khmer Cà Mau với truyền thống văn hoá đặc sắc, sức lao động dồi dào hoàn toàn có thể vươn lên làm giàu, có đời sống sung túc. Chuyện chẳng đâu xa, như ở xã Hồ Thị Kỷ, Thới Bình chẳng hạn.
Ông Triệu Quang Lợi khẳng định: “Chính sách, chế độ sẽ chỉ đến với những hộ có ý thức, xứng đáng. Cách làm dàn trải, bổ đồng sẽ chấm dứt”. Điều này cũng đồng nghĩa, nếu không chủ động, không thay đổi nhận thức, thì cái nghèo vẫn sẽ đeo đuổi một bộ phận bà con.
Rộng ra, toàn tỉnh Cà Mau có gần 12.000 hộ dân tộc thiểu số, trong đó có hơn 3.000 hộ nghèo. Một bức tranh đầy thách thức nhưng như đánh giá của ông Triệu Quang Lợi, Cà Mau đang triển khai quyết liệt các chính sách, mục tiêu cao nhất là ổn định đời sống vật chất, tinh thần. Hỗ trợ bà con theo hướng tập trung, lâu dài, qua những mô hình thiết thực. Không để tiền cứ hỗ trợ, hết chính sách này tới chính sách khác mà bà con nghèo vẫn hoàn nghèo.
Đổi thay ở Sào Lưới B
Cận Tết, về Kinh Dớn, Sào Lưới B thăm xóm Khmer định canh, định cư cách đây khoảng 3 năm, sự thay đổi làm người ta phấn chấn.
Anh Nguyễn Văn Tiên, Trưởng ấp Sào Lưới B, thông tin: “Ấp có 48 hộ dân tộc Khmer, trước kia thì nghèo khó gần hết, giờ còn khoảng trên 40%. Cái vui nhất là mấy hộ nhận đất ở, sản xuất tập trung đời sống bây giờ khá lắm”.
Theo rà soát mới nhất, 10 hộ thuộc diện này thì có 5 hộ đã thoát nghèo. Phấn khởi hơn là bà con rất chí thú làm ăn, tạo nên không khí rôm rả mừng đón xuân về.
Anh Nguyễn Văn Ngà, Phó ấp, thủ thỉ: “Tui sát bên xóm của bà con, chạy qua chạy lại coi từng vụ lúa, từng đàn gà nòi lai, lứa heo, rồi chuyện mấy đứa nhỏ học hành, nói chung bây giờ khác lắm”.
Hỏi ông Diệp Văn Dinh, khác nhất ở chỗ nào, ông xúc động: “Hổng khác sao được, hồi trước tui cù bơ cù bất, làm mướn đâu thì ở đó luôn, bây giờ có nhà, có lúa ví trong bồ”.
Vợ chồng ông Dinh suốt ngày ngó chừng đàn gà nòi lai đang vô lứa thu hoạch đón Tết. Ông nói: “Có đàn gà này là có thêm tiền vô túi. Tết năm nay vui nhất từ hồi trước tới giờ”.
Chị Danh Thị Lê cũng bồi hồi: “Về đây mỗi người mỗi cảnh. Tui cũng khổ lắm, nhờ chính quyền mà thoát nghèo. Trước tui chỉ đi mần ruộng mướn, đẩy te sông, coi như ngày nào xong ngày đó, bữa hổng mần coi như đói”.
Với chị Danh Thị Thanh, dù chưa thoát nghèo nhưng đời sống đã ổn định hơn. Chị ao ước: “Ráng nuôi 2 đứa con ăn học thành tài”. Chị cũng tự tính rằng, muốn được vậy thì vợ chồng phải siêng làm ăn hơn nữa. Ở nhà, chị Thanh nuôi gà, mần ruộng, chồng thì miệt mài trên những chuyến ghe biển. Dịp cuối năm, chị Thanh cười thiệt hiền: “Năm mới phải thoát nghèo, đón Tết thôi”.
Chị Thanh cũng muốn quên đi quãng đời trước của mình, ở đậu nhà người ta bị đuổi lên, đuổi xuống. Với chị, có cái nhà, có miếng đất của mình thì cả một tương lai đang mở ra trước mắt.
Xóm mới Khmer hình thành từ nhiều cảnh đời ở nhiều nơi thuộc huyện Trần Văn Thời, nhưng mọi người lại nhanh chóng hoà hợp với nhau, san sẻ cho nhau trong cuộc sống. Bà con nơi đây còn một yêu cầu hết sức tha thiết: “Tuyến lộ ở đây mùa khô đi được, còn mùa mưa thì ngập hết, tụi nhỏ đi học cực quá”. Trong nắng xuân, phía trước là mấy giồng rau xanh lên non mượt, phía sau là đàn gà, lứa heo nhìn no mắt.
Tết này ở Sào Lưới B, còn gì vui hơn thế...
|
Bài và ảnh: Phạm Nguyên