TheÍtdoanhnghiệpđầutưchođổimớicôngnghệkết quả ventforet kofuo TS. Nguyễn Hữu Xuyên, tỷ lệ đầu tư trung bình cho đổi mới công nghệ trên doanh thu của các DN hiện nay còn hạn chế. Theo đó, có tới 47% số DN dành ít hơn 0,5% doanh thu cho đổi mới công nghệ, 31% DN dành từ 0,5 đến 1% doanh thu, khoảng 13% DN dành 1-2% doanh thu và chỉ có 9% DN dành trên 2% doanh thu cho đổi mới công nghệ.
Với ngành khai khoáng, hiện nay công nghiệp khai khoáng của Việt Nam tập trung chủ yếu là khai thác than ở Quảng Ninh, khai thác sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), khai thác đồng ở Sinh Quyền (Lào Cai), khai thác vàng ở Bồng Miêu, titan Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận...
Đánh giá về đổi mới công nghệ trong ngành khai khoáng, TS. Nguyễn Hữu Xuyên nhận định, “nhìn chung, công
Hội thảo “Ngành mỏ Việt Nam ứng dụng công nghệ phi truyền thống hướng tới nâng cao năng suất và phát triển bền vững” được diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghệ khai thác và khôi phục tài nguyên khoán sản tại Việt Nam. Triển lãm diễn ra từ ngày 29 đến 31-3, với sự tham gia của 171 công ty đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ có công nghệ phát triển cao về khai khoáng. Triển lãm không chỉ là nơi giới thiệu các công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài mà còn là nơi giao thương và tìm kiếm cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp tham dự. |
Thông tin thêm về đổi mới công nghệ tại một số ngành khác, TS Nguyễn Hữu Xuyên cho biết, với ngành cơ khí chế tạo, chỉ có 12,5% số DN hiện đang sử dụng công nghệ tiên tiến, ngành điện tử là 28%, con số này của ngành da giày là 25%.
“Trình độ công nghệ của các DN nhìn chung còn thấp, mức đầu tư trên doanh thu cho các hoạt động đổi mới công nghệ còn chưa cao, tốc độ đổi mới còn chậm, chưa đạt mục tiêu của Chiến lược phát triển công nghệ đến năm 2020 và chưa tạo ra được nhiều sản phẩm công nghệ cao có khả năng xuất khẩu”, TS Nguyễn Hữu Xuyên nhấn mạnh.
Nguyên nhân của thực trạng trên được xác định là do các DN thiếu vốn và không huy động được vốn, thiếu nguồn nhân lực trình độ cao và môi trường chính sách chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho DN đổi mới công nghệ.
Số lượng DN tiếp cận và thụ hướng chính sách rất ít. Theo khảo sát, trên 70% DN không biết có chính sách liên quan đến đổi mới công nghệ, hoặc có DN biết nhưng không tìm hiểu nên rõ nội dung chính sách và cũng có DN tìm hiểu nhưng sau đó bỏ cuộc.
Thừa nhận những rào cản của DN trong đổi mới công nghệ, song đại diện Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ cho rằng có những hạn chế xuất phát từ chủ quan của DN.
Đơn cử, với việc thiếu vốn, theo TS Nguyễn Hữu Xuyên, nhiều DN kêu thiếu vốn chỉ là cái cớ, bởi nếu DN có dự án tốt thì các ngân hàng vẫn sẵn sàng cho vay vốn, vấn đề là DN có thực sự muốn đổi mới hay không?