【kqbd beijing guoan】“Tự thân vận động” trước khủng hoảng
时间:2025-01-11 13:02:15 出处:World Cup阅读(143)
Tiết giảm chi phí đầu vào
Công ty CP Tập đoàn Thạch Bàn hiện có tới 12 đơn vị thành viên hoạt động trên địa bàn cả nước. Các sản phẩm chính mang thương hiệu Thạch Bàn như: Gạch ốp lát Granite; gạch ngói đất sét nung,ựthânvậnđộngtrướckhủnghoảkqbd beijing guoan gạch bán dẻo… đã tạo dựng được uy tín trên thương trường và đã được XK tới nhiều nước trên thế giới.
Ông Nguyễn Trọng Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty chia sẻ, quy mô DN càng lớn, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế càng sâu sắc. Năm 2011, chi phí đầu vào tăng đột biến, giá thành bán ra lại không thể tăng ngay, bởi vậy, lợi nhuận DN chỉ đạt mức 5-10%. Bước sang năm 2012, tình trạng không có gì khởi sắc. Bởi vậy, khi đặt ra mục tiêu đảm bảo chất lượng và giữ nguyên giá thành sản phẩm, Thạch Bàn đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để có thể tồn tại và cạnh tranh với các DN cùng ngành.
Biện pháp đem lại hiệu quả tiết giảm lớn nhất cho Công ty là việc thay đổi nguyên, nhiên liệu trong sản xuất. Ví dụ, trước đây DN chủ yếu sử dụng chất đốt là gas thì nay đã chuyển sang dùng dầu, thậm chí là dầu điều với giá mua vào rẻ hơn rất nhiều. Cùng với đó, Thạch Bàn liên tục thực hiện hợp lý hóa các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Những sáng kiến cải tiến kỹ thuật cũng được áp dụng triệt để.
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Trọng Kiên cho biết thêm: Theo định hướng phát triển, Thạch Bàn đặt ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ sản xuất ra 1 tỷ viên gạch xây/năm; xây dựng một loạt nhà máy liên quan tới gạch ốp lát, mái lợp… Tuy nhiên, “đối phó” với khó khăn trước mắt, Tập đoàn đã cơ cấu lại đầu tư, sắp xếp kế hoạch tới năm 2020 mới đạt kế hoạch đề ra. Các dự án đầu tư mới cũng được tiến hành chậm lại, tập trung dồn vốn cho các công trình đang đầu tư dở dang, đặc biệt là những công trình mang lại nguồn lợi nhanh chóng.
Một giải pháp quan trọng mà Thạch Bàn áp dụng nữa là lập lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Từ đầu năm 2012 đến nay, DN không ngừng đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm, đặc biệt là cho các công trình lớn. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, tiêu dùng cá nhân rất thấp, song những dự án đầu tư lớn, trọng điểm vẫn đang được tiếp tục duy trì. Điều này chính là cơ sở để DN bám sát, tồn tại.
Hàng loạt biện pháp trên đã mang lại cho Thạch Bàn những hiệu quả thiết thực. Bằng chứng là, mặc dù thời gian vừa qua giá cả có nhiều biến động, song chi phí cho sản xuất, kinh doanh của Công ty tăng không nhiều, có chi phí còn giữ nguyên. Để tăng mức cạnh tranh, giá bán sản phẩm thậm chí có đôi phần giảm xuống. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Trọng Kiên nhận định: Tất cả những điều này đã góp phần giảm thiểu, tiết kiệm tối đa cho DN. Thời gian tới, Thạch Bàn sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đã đặt ra, nhằm hoàn thành kế hoạch tiết giảm 5-10 tỷ đồng chi phí đầu vào trong năm 2012.
Giải quyết bài toán năng lượng
Là một DN ngoài quốc doanh với quy mô nhỏ hơn, chuyên hoạt động trong hai lĩnh vực chính là sản xuất, XK lương thực, thực phẩm và hàng dệt may, Công ty CP Thúy Đạt cũng có cách tự cứu mình khá hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Châu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cho biết: Các nhà máy của Thúy Đạt hoạt động gần như 24/24h, bởi vậy lượng điện tiêu thụ trong một ngày là rất lớn. Sự điều chỉnh tăng giá bán điện thêm 5% của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1-7 vừa qua, khó khăn thêm chồng chất. Bởi vậy, Công ty đã tìm mọi cách để giảm chi phí trong tiêu thụ điện. Hoạt động sản xuất phải tuyệt đối tránh giờ cao điểm, chủ yếu tập trung vào ban đêm, để hưởng mức giá điện ưu đãi.
Nguyên, nhiên liệu cũng được Công ty tận dụng tối đa. Nếu như trước đây, có nhiều thứ được coi là hàng phế thải thì nay Công ty đã tìm mọi cách tái sản xuất một phần. Theo Giám đốc Nguyễn Văn Châu, một biện pháp khác cũng được triển khai triệt để, mạnh mẽ hơn từ năm 2011 đến nay là cơ cấu lại bộ máy nhân sự. Hiện trong 100 người chỉ có 4 người đóng vai trò quản lý. Từ Ban lãnh đạo tới cán bộ, công nhân viên toàn Công ty đều quán triệt tinh thần làm việc khoa học, đúng đắn. Mục tiêu mà Thúy Đạt hướng tới là ngay trong thời điểm cực kỳ khó khăn này, DN càng phải tự thân vận động để không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tiến tới giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh ở thị trường quốc tế.
Giám đốc Nguyễn Văn Châu cũng chia sẻ thêm, chi phí vốn của DN XK Việt Nam thường cao hơn nhiều so với các DN nước ngoài cùng ngành. Bởi vậy, khi bán sản phẩm ở một thị trường chung, DN Việt Nam không tránh khỏi những thua thiệt về giá. Hiện nay, nếu DN muốn tăng trưởng thêm khoảng 15-30%, đồng nghĩa với việc lượng vốn đầu tư phải tăng theo. Giải pháp thường thấy ở các DN là đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan, với mức lãi suất áp dụng như hiện nay, lợi nhuận mà DN thu được là rất thấp, không đủ sức giải quyết bài toán cạnh tranh về giá. Bởi vậy, bản thân DN rất mong muốn nhận được sự hợp tác, giúp đỡ nhiều hơn từ phía các ngân hàng, Chính phủ để có thể dần vượt qua khủng hoảng, chờ đợi sự khởi sắc.
Thanh Nguyễn
上一篇: Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
下一篇: Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
猜你喜欢
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Người hưởng lương hưu cao nhất hơn 101 triệu đồng/tháng
- Nhìn lại hành trình thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
- NA discuss access to information, development plans
- Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- Tỷ giá EUR/VND ở mức cao nhất trong gần 3 năm
- Báo động nhiều địa phương vượt mức chi khám chữa bệnh BHYT
- Nghiệm thu công trình xử lý các điểm đen TNGT trên tuyến ĐT 633
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23