“Ông lớn” mở rộng đầu tư
Những ngày này,ácnhàbánlẻNhậtBảndồndậpkếhoạchchiếmlĩnhtạithịtrườngViệđội hình ogc nice gặp rennes tại quận Hà Đông (Hà Nội), trên khu đất 9,5 ha mà Nhà bán lẻ Aeon Mall (Nhật Bản) đặt cứ điểm thứ hai tại thị trường phía Bắc đang tấp nập công nhân xây dựng, khiến những cư dân sinh sống quanh đây háo hức. Dự án 200 triệu USD (tương đương 4.500 tỷ đồng) này dự kiến khai trương vào quý IV/2019 sẽ trở thành trung tâm mua sắm thu hút các thương hiệu có tiếng và người tiêu dùng.Những động thái liên tục mở rộng đầu tư của những nhà bán lẻ tên tuổi và những nhà bán lẻ đang bắt đầu thâm nhập đã cho thấy sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Đây là trung tâm thương mại thứ 5 của Aeon tại thị trường Việt Nam, sau khi thử nghiệm thành công mô hình trung tâm thương mại kết hợp mua sắm, vui chơi giải trí. Tính đến thời điểm này, 5 trung tâm thương mại đã tiêu tốn của Aeon gần 600 triệu USD, nhưng nhà bán lẻ này tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, mua lại các siêu thị có sẵn trong nước.
Hiện Aeon đang xúc tiến đầu tư thêm trung tâm thương mại Hải Phòng, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ mở 20 trung tâm mua sắm và siêu thị trên khắp Việt Nam.
Bên cạnh đó, Aeon còn đang chuẩn bị mở thêm hàng loạt cửa hàng tạp hóa nhỏ ở các nền kinh tế đang phát triển của châu Á, khi nhìn thấy tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực này đạt mức 6% trong những năm gần đây. Trong đó, thị trường Việt Nam mang lại nhiều kỳ vọng hơn, khi Aeon dự tính sẽ tăng số lượng cửa hàng gấp 9 lần, đạt con số 500 vào năm 2025. Trong khi ở thị trường Campuchia, Aeon dự định mở 30 cửa hàng trong vòng 3 năm tới.
Bằng cách mở cửa hàng với số lượng lớn, Aeon hy vọng sẽ nâng cao việc nhận dạng thương hiệu của mình. Mặc dù Aeon nổi tiếng với các trung tâm mua sắm lớn, nhưng các cửa hàng tạp hóa sẽ dễ mở hơn và chi phí đầu tư cũng thấp hơn.
Năm 2014, Aeon đi vào phân khúc các cửa hàng tiện lợi khi mua lại cổ phần chi phối tại hai hệ thống siêu thị của Việt Nam gồm Citimart và Fivimart, với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là 49% và 30%. Với thương vụ đó, Aeon đã gia tăng số lượng tiệm tạp hóa tại đây lên con số 57 cửa hàng. Trong quan hệ hợp tác này, Aeon cung cấp sản phẩm thương hiệu TopValu do Aeon phát triển cho Citimart và Fivimart tiêu thụ.
Aeon gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2008 và không ngừng mở rộng. Thương vụ đầu tiên của Tập đoàn là hợp tác với Trung Nguyên mở chuỗi cửa hàng tiện lợi G7-Ministop. Với mô hình kinh doanh mở cửa 24/7 này, Aeon hợp tác với Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) để phát triển với mục tiêu đạt 800 cửa hàng ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu trên, Sojitz và Ministop lên kế hoạch mở rộng nhượng quyền thương hiệu các cửa hàng, cung cấp hỗ trợ kinh doanh cho người lao động.
Trong khi đó, dân số trẻ và tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam là lý do khiến Tập đoàn Takashimaya đầu tư khoảng 5 tỷ yên (47 triệu USD) vào Việt Nam kể từ năm 2012, bao gồm Trung tâm thương mại Saigon Centre và các bất động sản khác. Takashimaya hiện diện bằng chuỗi cửa hàng chủ lực với 58 nhãn hiệu lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, trong đó có 31 nhãn hiệu Nhật Bản.
Trung tâm thương mại này được thành lập qua dự án liên kết giữa Công ty cổ phần Takashimaya và công ty con là Công ty Phát triển đô thị Toshin và Tập đoàn Keppel Land (Singapore), cùng hai doanh nghiệp nhà nước khác của Việt Nam. Trung tâm thương mại Saigon Centre tại Việt Nam là điểm đến thứ ba của Takashimaya sau Singapore và Trung Quốc.
Ở mảng chuyên cửa hàng tiện lợi, thì “gã khổng lồ” trong ngành bán lẻ Nhật Bản là 7-Eleven từng nhiều lần bày tỏ tham vọng tấn công thị trường Việt Nam. Giữa năm 2015, 7-Eleven đã ký thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu với Công ty Seven System Việt Nam như là một phần trong kế hoạch mở rộng kinh doanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện Công ty chuẩn bị mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 8/2018 và dự định mở khoảng 1.000 cửa hàng trong 10 năm tới. 7-Eleven được biết đến như nhà bán lẻ nổi tiếng với ba chiến lược sản phẩm cạnh tranh khiến bất cứ nhà bán lẻ nào cũng phải dè chừng. Đó là nhanh chóng nắm bắt khuynh hướng tiêu dùng, đưa ra sản phẩm chiến lược và giữ vai trò lãnh đạo trong khi cùng phát triển.
Không chỉ là cuộc chơi của những ông lớn
Không hoành tráng và tự mình bung tỏa giống như các ông lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản quan tâm đến thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam đều phải thông qua đối tác.
Thương vụ Quỹ đầu tư ACA Investments, thuộc Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) vừa rót vốn để nắm 20% cổ phần tại Công ty cổ phần Bibo Mart công bố tuần qua là minh chứng.
Theo ông Hiroyuki Ono, đại diện của Quỹ đầu tư ACA, mảng bán lẻ ở Việt Nam đang phát triển, thông qua khoản đầu tư này, Quỹ sẽ kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản đang có nhu cầu mở rộng đầu tư vào các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam để hợp tác với Bibo Mart. Hiện quỹ này cũng đang tìm các công ty tốt trong lĩnh vực bán lẻ thời trang và dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam để rót vốn.
Năm 2016, Hãng bán lẻ Miniso ký hợp đồng nhượng quyền với Tập đoàn Lê Bảo Minh. Đây là công ty liên doanh của Nhật với một đại gia Trung Quốc. Hiện Miniso đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam, với 18 cửa hàng tại Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An. Trong năm nay, Miniso dự định sẽ mở khoảng 100 cửa hàng ở 30 tỉnh, thành phố theo hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Những động thái liên tục mở rộng tại thị trường Việt Nam của những tên tuổi cũ và những tên tuổi đang thâm nhập thị trường đã cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút các đại gia bán lẻ Nhật.
顶: 88踩: 89996
【đội hình ogc nice gặp rennes】Các nhà bán lẻ Nhật Bản dồn dập kế hoạch chiếm lĩnh tại thị trường Việt
人参与 | 时间:2025-01-10 01:49:06
相关文章
- Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- Giá cau non tăng mạnh
- Thành phố Ngã Bảy: Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng khởi sắc
- Thị xã Long Mỹ: Mưa lớn gây ngập hơn 1.400ha lúa Đông xuân 2021
- Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- Hiện trường vụ cháy nhà ở phố cổ Hà Nội khiến 4 người tử vong
- Tất bật sản xuất nông sản, hoa tết
- Nỗi lo người trồng mía
- Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- Nỗi lo nông sản tồn đọng
评论专区