(CMO) Vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời là một trong những vùng sản xuất lúa và hoa màu lớn của tỉnh Cà Mau. Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên lúa, hoa màu và cây ăn trái gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sau khi thu hoạch. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhiều người dân địa phương đã nghĩ ra cách tiêu diệt sâu bọ gây hại cho đồng ruộng, hoa màu.
Ðèn bẫy bướm sâu hại bằng năng lượng mặt trời
Trước đây, nông dân quen cách bắt sâu bướm dân gian bằng ánh sáng đèn măng-sông đốt bằng dầu hoả tốn kém, bằng đèn điện nguy hiểm, dùng đèn ắc-quy thì tốn kém nhiều vì phải thay bình... Vì vậy, đa số người dân dùng thuốc diệt sâu bọ, dẫn đến nhiều tác hại, làm cây trái, rau màu sử dụng không tốt cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường...
Trăn trở từ những tác hại trên, thầy giáo Phạm Văn Nhậm, Trường THCS Khánh Bình Tây, đã nghĩ ra cách làm đèn bắt bướm sâu bằng năng lượng mặt trời rất hữu hiệu.
Ðèn bẫy bướm sâu hại bằng năng lượng mặt trời do thầy Phạm Văn Nhậm, Trường THCS Khánh Bình Tây sáng chế. Theo thiết kế, đèn dùng để bắt bướm có cấu trúc khá đơn giản, hình dạng hao hao chiếc đèn bàn học. Thầy Nhậm mua tấm pin năng lượng mặt trời, đèn led, công tắc tự động của đèn, chất lỏng để tiêu diệt bướm sâu, trục đỡ bằng kim loại, cây gỗ, ống nhựa... Sau đó lấy tấm tôn lá cắt 2 hình tròn có bán kính 25-30 cm uốn thành hình nón dùng để che mưa cho đèn. Bên trong thân đèn, thầy Nhậm hàn một móc sắt nhỏ để treo đèn, tại chóp nón bên ngoài có thêm một cái móc treo toàn bộ chiếc bẫy lên cột. Cột treo gắn cố định mỗi bẫy đèn làm bằng tre hay gỗ, ống mủ... sao cho cao hơn mặt ruộng 1 m, tầm hoạt động của bướm, nhất là bướm đêm. Dưới đèn, thầy Nhậm dùng thau nước có nhỏ vài giọt tinh dầu gió để diệt bướm sâu khỏi bay lên. Phương pháp này có thể trừ sâu hại mà không cần thuốc, rất thân thiện với môi trường.
Tính hiệu quả so với các loại đèn khác, đèn bắt bướm dùng pin năng lượng mặt trời hoàn toàn tự động. Khi trời tối, cũng là lúc bướm sâu gây hại hoạt động, đèn tự bật sáng. Khi bóng đèn chiếu ánh sáng xuống nước, nước phản chiếu ánh sáng lên tạo thành một vùng sáng, theo đó thu hút mạnh các loài bướm bay đến đèn thì đập vào tấm tôn, rơi xuống thau nước ở bên dưới. Vị cay của tinh dầu gió sẽ tiêu diệt gọn các loài côn trùng như bướm, sâu bọ.
Lúc mặt trời lên đèn tự tắt, khi đó pin mặt trời tự động nạp năng lượng để dự trữ. Tác dụng lớn nhất là đèn không gây ô nhiễm, không phức tạp, dễ sử dụng. Nhất là dùng để bắt côn trùng ở trong ao nuôi cá, vừa diệt côn trùng, vừa cung cấp thức ăn cho cá mà ít tốn chi phí cũng như không gây nguy hiểm như đèn điện lưới, phải kéo dây điện, phức tạp và nguy hiểm khi gặp nước.
Cách bẫy đèn bắt bướm của thầy Nhậm được gia đình áp dụng rất hiệu quả, nhiều hộ dân được thầy hướng dẫn cách làm nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và tiện lợi.
Phòng trừ sâu bệnh trên rau màu từ dịch chiết cây sậy
Thuốc bảo vệ thực vật được xem là phương tiện hiệu quả trong việc kiểm soát và phòng ngừa sâu bệnh. Tuy nhiên, chúng là những chất độc hại đối với thiên địch, các loại sinh vật có ích khác, kể cả con người. Nhận thấy cây sậy có nhiều tác dụng trong nghiên cứu khoa học, thầy Trang Thành Giá, giáo viên môn Sinh, cùng 2 em: Nguyễn Diễm Quỳnh, lớp 12C5 và Nguyễn Thị Minh Tâm, lớp 11C10, Trường THPT Trần Văn Thời nghiên cứu khảo nghiệm thành công trong phòng trừ sâu hại của dịch chiết từ thành phần sinh dưỡng của thân rễ, thân khí sinh, lá của cây sậy trên 6 giống rau màu trưởng thành (20-30 ngày tuổi), như cải xanh, cải ngọt, rau muống, khổ qua… bị nhiễm sâu tơ, sâu xanh và rầy vàng ở mức trung bình (trên 20 con/m2).
Em Nguyễn Thị Minh Tâm cắt phần thân cây sậy để thực nghiệm. Từ ý tưởng trên, tháng 11/2020, thầy Giá hướng dẫn em Diễm Quỳnh và Minh Tâm điều tra sâu, bệnh trên các loài rau họ hoa thập tự (cải xanh, cải ngọt), rau muống và đậu bắp trên địa bàn Ấp 4, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời. Phương pháp điều tra được tiến hành theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra, phát hiện dịch hại trên rau họ hoa thập tự của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau đó, thầy trò tiến hành lấy mẫu của 3 giống bị nhiễm sâu trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đem trồng vào chậu, mỗi giống lặp lại 3 lần có đối chứng. Riêng mướp đắng, thầy Giá tiến hành trực tiếp ngoài đồng cũng bằng thí nghiệm có đối chứng. Ðồng thời, khảo nghiệm đối tượng bị nhiễm sâu và có đối chứng tương ứng. Cây sậy trưởng thành (20-50 ngày tuổi) được thu lấy, làm nhuyễn trong nước, sau đó được ngâm phân đoạn trong cồn theo nồng độ tăng dần trong 24 giờ, dịch chiết sau đó được lọc xử lý nhiệt độ loại bỏ cồn, dự trữ và tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phun lên lá 4-5 ngày/lần. Rau màu sau khi phun dịch chiết được ghi nhận đạt chỉ tiêu dịch hại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự giảm rõ rệt giữa chậu có xử lý dịch chiết so với đối chứng sau 6 ngày xử lý. Hiệu quả này thể hiện rõ trên đồng ruộng giữa luống được xử lý và không xử lý dịch chiết, nhất là ở các giống cải xanh, cải ngọt, rau muống. Ðiều này chứng tỏ dịch chiết từ cơ quan sinh dưỡng của cây sậy không những có khả năng phòng trừ sâu hại rau màu mà còn kích thích sinh trưởng của đối tượng đang xử lý, đồng thời an toàn cho con người và động vật./.
Lâm Huỳnh
【ket qua giao huu clb】Sáng kiến của nhà nông
人参与 | 时间:2025-01-25 00:12:20
相关文章
- 32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- Đám cưới cổ tích của Hoa hậu Mai Anh và chồng chủ tịch hơn 16 tuổi
- Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo
- Sao Hàn 22/9: Rộ tin Joy rời SM, Park Bom đến Việt Nam
- Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- Quy tắc ăn mặc không phải ai cũng biết
- Sao Hoa ngữ 18/9: La Chí Tường có vẻ ngoài khác lạ, nghi vấn phẫu thuật thẩm mỹ
- Thủ đoạn giả danh ‘Liên đoàn Pickleball Việt Nam’, người chơi có thể mất tiền tỷ
- Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- Đi giữa trời rực rỡ tập 35: Pu bị lừa tiền; Chải thành 'thanh niên nghiêm túc'
评论专区